Theo số liệu từ Bộ TT-TT, số lượng khách hàng tại nông thôn, miền núi đạt hơn 2,7 triệu khách hàng, chiếm 69% số khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Money.

Hơn 2,7 triệu khách hàng tại nông thôn, miền núi sử dụng dịch vụ Mobile Money

Thu Anh | 13/06/2023, 16:50

Theo số liệu từ Bộ TT-TT, số lượng khách hàng tại nông thôn, miền núi đạt hơn 2,7 triệu khách hàng, chiếm 69% số khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Money.

Theo báo cáo từ Bộ TT-TT về công tác quản lý nhà nước trong quý 2/2023, tính đến ngày 30.4.2023, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Money đạt hơn 3,9 triệu, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ tháng 4.2022.

Trong đó, số lượng khách hàng tại nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa đạt hơn 2,7 triệu, chiếm 69% số khách hàng sử dụng dịch vụ này. Số lượng điểm kinh doanh đạt hơn 9.953 điểm, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ tháng 4.2022; số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán đạt 15.326 điểm, tăng gần 7% so với cùng kỳ tháng 4.2022.

Tổng số lượng các giao dịch (nạp, rút, chuyển tiền, thanh toán) bằng Mobile Money là hơn 26,1 triệu với tổng trị giá giao dịch hơn 1.683 tỉ đồng.

Về định hướng dịch vụ Mobile Money sau khi hết thời gian thí điểm vào ngày 18.11.2023, Bộ TT-TT cho biết ngày 19.5.2023, Bộ TT-TT đã có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam góp ý đối với dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ 6 tháng và Đề cương báo cáo tổng kết tình hình thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money.

Trong đó, Bộ TT-TT đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money từ sau ngày 18.11.2023 đến hết 31.12.2025 để các doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện, phát triển dịch vụ, cung cấp tới khách hàng, với mục tiêu đem lại tiện ích cho người dân, xã hội, nhất là ở vùng sâu vùng xa; xem xét, sửa đổi một số quy định tại Quyết định 316/QĐ-TTg để phù hợp với thực tiễn, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc khi phát triển dịch vụ.

mobile-money(1).jpeg
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Money ngày càng tăng - Ảnh: Internet

Chuyển đổi số cũng chính là ứng dụng KH-CN

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh chuyển đổi số hiện là vấn đề được đông đảo người dân và xã hội quan tâm. Vì vậy, Bộ TT-TT phải thực hiện quá trình chuyển đổi số một cách thực chất, cụ thể, chi tiết từ thể chế đến công nghệ.

Bộ trưởng Hùng cũng phân tích rằng chuyển đổi số cũng là đổi mới sáng tạo, là ứng dụng công nghệ mới, thay đổi mô hình vận hành, mô hình kinh doanh, thay đổi thể chế. Chuyển đổi số cũng chính là ứng dụng KH-CN, chủ yếu là công nghệ số. Công nghệ số là nền tảng để tạo ra chuyển đổi số, là KH-CN, vừa là vấn đề nghiên cứu, vừa là vấn đề ứng dụng.

Đối với lĩnh vực chuyển đổi số quốc gia, số liệu của Bộ TT-TT cho thấy việc triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) tính đến ngày 5.6.2023 được hoàn thiện đáng kể. Cụ thể, cả nước (63/63 tỉnh thành) đã thành lập 74.422 tổ CNSCĐ và 348.362 thành viên tham gia tổ CNSCĐ cấp xã, thôn, phố. 52/63 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% đến cấp xã.

Ngoài ra, tính đến ngày 5.6.2023, nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở đại trà (MOOCs) đã có gần 18 triệu lượt truy cập. 100% bộ ngành và địa phương đã kiện toàn, thành lập ban chỉ đạo về chuyển đổi số; 100% bộ ngành đã ban hành kế hoạch/đề án về chuyển đổi số; 100% địa phương đã ban hành kế hoạch về chuyển đổi số.

Về lĩnh vực chính phủ số, theo Bộ TT-TT, tổng giao dịch thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) tính đến hết tháng 5.2023 là 247.815.397 giao dịch và đạt 28,82% kế hoạch năm 2023 (860 triệu giao dịch). Trung bình mỗi ngày có khoảng 1,47 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP. Tổng số giao dịch từ khi khai trương đến nay là hơn 1,3 tỉ giao dịch.

Thời gian tới, Bộ TT-TT cho biết trong quý 3/2023, Bộ TT-TT sẽ ban hành Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn năm 2023.

Ngoài ra, Bộ TT-TT cũng sẽ xây dựng báo cáo kết quả triển khai Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 654/QĐ-TTg ngày 30.5.2022 của Thủ tướng Chính phủ (6 tháng đầu năm 2023); xây dựng cổng dữ liệu bưu chính với bước 1: Nghiên cứu, đề xuất chủ trương xây dựng mô hình cổng dữ liệu bưu chính.

Bài liên quan
Mobile Money, giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, Mobile Money sẽ là giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt. Câu chuyện ở đây là công nghệ có thể giúp giải quyết rất nhiều vấn đề của đất nước, nhưng chúng ta phải thay đổi, dám thay đổi và dám chấp nhận các mô hình mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 2,7 triệu khách hàng tại nông thôn, miền núi sử dụng dịch vụ Mobile Money