Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong cho rằng, mục tiêu phát triển 500.000 doanh nghiệp chỉ là về số lượng, còn về chất phải mở rộng ra những doanh nghiệp sản xuất bền vững, tạo ra giá trị vật chất và thương hiệu cho thành phố để tạo điều kiện; chứ còn "như hiện nay có tới hơn 40% doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thì chúng ta phải suy nghĩ".
Tại buổi họp về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 hồi đầu tuần,vớisự tham gia của lãnh đạo 24 quận huyện và các sở ban ngành, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã đưa ra nhận định mục tiêu phát triển 500.000 doanh nghiệp chỉ là về số lượng, còn về chất phải mở rộng ra những doanh nghiệp sản xuất để có tính bền vững, sản xuất tạo ra giá trị vật chất và thương hiệu cho thành phố để "chăm chút" và "hết sức tạo điều kiện".
"Còn như hiện nay có tới hơn 40% doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thì chúng ta phải suy nghĩ”, Chủ tịch UBND TP.HCM nói.
Ông Phong cũng yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố phải tăng cường tiếp xúc với các hiệp hội doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc của họ, đưa ra giải pháp tháo gỡ.
Theo số liệu do TP.HCM đưa ra thì trong 5 tháng đầu năm2017, thành phố có 15.492 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 193.784 tỉđồng (tăng 10,4% về số lượng doanh nghiệp và tăng 54,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016).
Bên cạnh đó có 22.086 lượt doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với số vốn điều chỉnh bổ sung tăng 259.785 tỉđồng (tăng 9,1% về sốdoanh nghiệp và tăng gấp 4 lần vốn bổ sung so với cùng kỳ 2016).
Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung trong 5 thánglà 453.569 tỉđồng, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Nếu phân theo loại hình đối với doanh nghiệp thành lập mới thì loại hình công ty TNHH MTV chiếm tỉtrọng cao nhất (58,3%) với 9.034 doanh nghiệp, tiếp theo là công ty TNHH 2 thành viên trở lên chiếm 28,9% với 4.486 doanh nghiệp, công ty cổ phần 1.745 doanh nghiệp chiếm 11,3% và doanh nghiệp tư nhânchiếm 1,5% với 227 doanh nghiệp.
Phân theo ngành nghề thì chiếm tỉ trọng cao nhất là kinh doanh bất động sản với 42,6% vốn đăng ký 82.644,4 tỉđồng;tiếp theo là buôn bán, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm 20,7% với vốn đăng ký 40.095,2 tỉđồng; thứ 3 là ngành xây dựng có vốn đăng ký 29.308,5 tỉđồng chiếm 15,1%.
Xem thêm: Quá nhiều doanh nghiệp "lao đầu" vào bất động sản
Số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2017, lĩnh vực kinh doanh bất động sản xếp thứ 2 về số lượng doanh nghiệp thành lập mới khi có 1.391 doanh nghiệp đăng ký, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2016.
Không chỉ đứng ở nhóm đầu về số doanh nghiệp thành lập mới, bất động sản còn có làn sóng đầu tư mạnh từ ngoài ngành tham gia vào. Nhiều doanh nghiệp đã tuyên bố rót vốn khủng vào bất động sản trong thời gian tới.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về tình trạng nền kinh tế hiện có quá nhiều doanh nghiệp bất động sản, chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu nói rằng thị trường bất động sản đang phát triển tốt nên việc có nhiều nhà kinh doanh có uy tín, có năng lực tài chính tham gia là điều tốt. Tuy nhiên, nếu thị trường bị mở rộng quá lớn và có nhiều nhà kinh doanh bất động sản ít kinh nghiệm, năng lực tài chính thấp, không đủ uy tín sẽ làm bất lợi cho cả thị trường lẫn nền kinh tế.