Đó là kết quả nghiên cứu của thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương - Bộ môn điều dưỡng, Trường đại học Y dược TP.HCM, được công bố tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 5 năm 2022 của Bệnh viện TP.Thủ Đức vào ngày 24.11.

Hơn 56% người nhà chăm sóc bệnh nhân ung thư bị trầm cảm

Hồ Quang | 24/11/2022, 15:53

Đó là kết quả nghiên cứu của thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương - Bộ môn điều dưỡng, Trường đại học Y dược TP.HCM, được công bố tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 5 năm 2022 của Bệnh viện TP.Thủ Đức vào ngày 24.11.

Theo bà Phương, số lượng bệnh nhân ung thư ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hiện nay, bệnh nhân ung thư tại Việt Nam chủ yếu được chăm sóc tại nhà.

“Qua khảo sát 122 người nhà chăm sóc bệnh nhân ung thư cho thấy có đến 56,6% người chăm sóc bị bệnh trầm cảm. Trong đó, những người từ 40 tuổi trở lên chăm sóc bệnh nhân ung thư có tỷ lệ trầm cảm ít hơn so với người dưới 40 tuổi. Cụ thể, tỉ lệ ở người dưới 40 tuổi là 59,4%, trên 40 tuổi chỉ là 40,6%”, bà Phương chia sẻ.

hon-56-nguoi-nha-cham-soc-benh-nhan-ung-thu-bi-tram-cam-hinh-anh(1).png
Chuyên gia trình bày báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 5 năm 2022 của Bệnh viện TP.Thủ Đức vào sáng nay (24.11) - Ảnh: PV

Phân tích nguyên nhân khiến người nhà chăm sóc bệnh ung thư bị trầm cảm, bà Phương cho rằng do họ không có sự chuẩn bị hay được huấn luyện trước khi trở thành người chăm sóc bệnh nên cảm giác có gánh nặng. “Chính cảm giác gánh nặng trong chăm sóc đã gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng tâm lý và dẫn đến tình trạng trầm cảm”, bà Phương nói.

Bên cạnh đó, người chăm sóc bệnh nhân ung thư phải quản lý bệnh và các triệu chứng biến chứng của người bệnh, cho người bệnh dùng thuốc, hỗ trợ tâm lý và chăm sóc thể chất cho người bệnh nhưng không được đào tạo; thời gian chăm sóc người bệnh quá nhiều khiến người chăm sóc không còn thời gian riêng cho bản thân. Đây cũng là điều khiến người chăm sóc bệnh nhân trở nên căng thẳng, mệt mỏi; ảnh hưởng đến thể chất, tình cảm các lĩnh vực xã hội, tài chính và cuộc sống.

Để hạn chế người chăm sóc bệnh nhân ung thư bị trầm cảm, bà Phương cho biết cần can thiệp hỗ trợ chăm sóc để giảm gánh nặng và thời gian chăm sóc. Nhân viên y tế cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần của người chăm sóc, đặc biệt là những người chăm sóc trẻ tuổi.

Được biết, Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 5 năm 2022 của Bệnh viện TP.Thủ Đức có 30 báo cáo nghiên cứu khoa học được trình bày. Các nghiên cứu được thực hiện bởi các thầy cô, những chuyên gia đầu ngành là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và y bác sĩ có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực đến từ nhiều viện, trường, hội, bệnh viện uy tín trong nước.

Các báo cáo nghiên cứu khoa học trên đã mang đến những kiến thức cập nhật, bổ ích về chuyên môn, học thuật cũng như thực hành lâm sàng; góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện TP.Thủ Đức nói riêng và của ngành y tế TP.HCM nói chung, hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cộng đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 56% người nhà chăm sóc bệnh nhân ung thư bị trầm cảm