Xét về độ cuồng tín và đa nghi thì Nguyễn Văn Thiệu được liệt vào hàng bậc nhất trong các đời tổng thống của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Sau vụ Ngô Đình Diệm bị ám sát, Thiệu trở nên ngày càng lo lắng, bởi vậy, ông đã dùng đủ mọi cách từ bạo lực đến tâm linh hòng hy vọng sẽ giữ vững được vị trí của mình. 

Hòn đá Dao sập đổ và câu chuyện trấn yểm long mạch của Nguyễn Văn Thiệu

Một Thế Giới | 17/12/2014, 11:30

Xét về độ cuồng tín và đa nghi thì Nguyễn Văn Thiệu được liệt vào hàng bậc nhất trong các đời tổng thống của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Sau vụ Ngô Đình Diệm bị ám sát, Thiệu trở nên ngày càng lo lắng, bởi vậy, ông đã dùng đủ mọi cách từ bạo lực đến tâm linh hòng hy vọng sẽ giữ vững được vị trí của mình. 

Vị tổng thống cuồng tín

Cần thiết phải nói, theo giai thoại, Nguyễn Văn Thiệu là một người vô cùng cuồng tín vào thế giới tâm linh. Và để mỵ dân, ông Thiệu không ngần ngại đổi ngày tháng năm sinh của mình từ ngày 5.4.1923 thành ngày 24.12.1924.

Theo âm lịch thì đây thuộc ngày Tý, tháng Tý, năm Tý, còn được gọi là “tam tý vương” chỉ sự hưng thịnh, cát tường. Nguyễn Văn Thiệu đã dùng ngày sinh giả này để thêu dệt về một “chân mệnh đế vương” mà trời đã ban cho ông.

Giai thoại về sự mê tín của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được người dân lưu truyền rất nhiều. Trong đó, nổi tiếng nhất là việc trấn yểm hòn đá Dao trên núi Đá Chồng ở Phan Rang – quê hương của ông Thiệu, và xây dựng Hồ Con Rùa mô phỏng bát quái đồ để chấn trạch long mạch Sài Gòn.

Khi chưa nhậm chức tổng thống, Nguyễn Văn Thiệu cũng đã rất tin dùng ba thầy chiêm tinh, tử vi, bói toán là Huỳnh Liên, Minh Nguyệt và Khánh Sơn. Có giai thoại kể rằng, lúc còn là Tư lệnh Sư đoàn 5 cơ động, đóng quân tại Biên Hòa, Huỳnh Liên đã chấm tử vi cho Thiệu rằng vào năm 1963, ông phải về “hất văng tảng đá cản đường” để “đăng cơ”.

“Tảng đá” đó, không ai khác chính là Ngô Đình Diệm. Vì thế, sau khi lên làm tổng thống, Nguyễn Văn Thiệu càng ngày càng say mê hơn với những lá tử vi, các thuật phong thủy.

Ở Ninh Hải nơi ông Thiệu sinh ra, có ngọn núi tên là Đá Chồng, trên núi có 3 tảng đá lớn chồng lên nhau thành một hình thù rất dữ tợn nên người dân vẫn thường gọi là đá Mặt Quỷ.

Cách đá Mặt Quỷ tầm 1 cây số về hướng Bắc có một tảng đá lớn giống như một chiếc dao. “Chiếc dao” này được xem như “vũ khí trấn quỷ” nên dân Phan Rang xưa hay lưu truyền câu nói “Mặt Quỷ kỵ Đá Dao”.

Trong một lần về thăm quê, các thầy phong thủy sau khi xem xét long mạch đã phán, Mặt Quỷ và Đá Dao chính là mấu chốt “yểm mệnh” tổng thống Thiệu. Theo đó, do nhà ông Thiệu giáp mặt với đá Mặt Quỷ là điềm vô cùng xấu, ảnh hưởng đến quan lộ của ông cả đời.

Nhưng công danh của ông vẫn rực rỡ khi nghiễm nhiên ngồi ghế tổng thống là nhờ hòn Đá Dao “trấn quỷ”. Tin răm rắp vào lời quân sư, Thiệu đã cho trấn yểm núi Đá Chồng, “tăng lực” cho Đá Dao để tiếp thêm linh khí cho mình.

Đá Dao sập đổ

Để chấn trạch núi Đá Chồng, Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho tỉnh trưởng tỉnh Thuận Hải (nay tách thành Ninh Thuận và Bình Thuận) điều một Trung đội công binh gấp rút xây lại Văn Thánh miếu thành 3 ngôi nhà lớn tạo thành hình chữ Công.

Ngôi miếu này án ngữ phía Bắc núi Đá Chồng. Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục cho làm một con đường trải nhựa chạy thành hình vòng cung từ dưới tỉnh lộ lên đến Văn Thánh miếu.

Và để giữ vững “linh khí” của mình, Nguyễn Văn Thiệu đã cắt nguyên một trung đội biệt động quân đến núi Đá Chồng để ngày đêm túc trực bảo vệ công trình.

Năm 1974, hòn Đá Dao đột nhiên vỡ đôi lăn lông lốc xuống chân núi. Và cho đến bây giờ, người dân Phan Rang vẫn còn rất tường tận “vụ án hòn Đá Dao”.

Theo lời các cao niên vùng ven biển Bình Sơn, nơi giáp mặt với núi Đá Chồng thì vào một buổi chiều trời quang mây, nắng ráo, bỗng nhiên hòn Đá Dao vỡ làm hai rồi rùng rùng lăn xuống tông vào đá Mặt Quỷ, khiến 3 hòn đá chồng lên nhau bị lung lay dữ dội rồi cũng vỡ ra.

Các tảng đá lớn lăn xuống chân núi rồi dừng lại, không gây thiệt hại gì cho dân nhưng ông Thiệu thì vô cùng kinh hãi. Và trong vòng 1 năm sau, Nguyễn Văn Thiệu đã chính thức bị lật đổ, kéo theo sự lụi tàn của chế độ Việt Nam cộng hòa.

Nguyen Van Thieu

Núi Đá Chồng tại Ninh Thuận – nơi còn lưu truyền về giai thoại Nguyễn Văn Thiệu trấn yểm hòn đá Dao 

Lại nói về sự mê tín của Nguyễn Văn Thiệu, sau khi trấn yểm ở quê nhà, ông tiếp tục cho xây dựng Dinh độc lập mà trước kia người tiền nhiệm Ngô Đình Diệm đang xây dang dở. Các vị quân sư của Thiệu cho rằng: “Vị trí của Dinh có vấn đề, cần phải trấn yểm tổng thống mới mong ngồi vững ở nơi đây”.

Tuy nhiên, cả 3 thầy tử vi là Huỳnh Liên, Huỳnh Sơn và Minh Nguyệt đều chưa đủ trình để tính ra phương án. Buộc lòng Thiệu phải mời một thầy địa lý nổi tiếng là “chiêm tinh cốc quỷ” tận Hồng Kông sang để xem xét long mạch. Vị này phán, cần thiết phải trấn yểm tại vị trí Công trường chiến sĩ trận vong tức Hồ Con Rùa ngày nay.

Và Hồ Con Rùa với thiết kế hình bát giác, trụ đứng vươn lên cao được cho là công trình phong thủy chấn trạch long mạch Sài Gòn của vị tổng thống nổi tiếng cuồng tín Nguyễn Văn Thiệu.

Bá Nguyễn (ghi theo giai thoại địa phương)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hòn đá Dao sập đổ và câu chuyện trấn yểm long mạch của Nguyễn Văn Thiệu