Hội thảo khoa học “Hợp tác đào tạo và nghiên cứu về công nghệ bán dẫn, điện - điện tử trong kỷ nguyên thông minh” do Trường đại học Nam Cần Thơ tổ chức ngày 25.4 đã khép lại. Tuy nhiên, từ hội thảo đã mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành này ở vùng ĐBSCL.
Khoa học - công nghệ

Hợp tác đào tạo và nghiên cứu về công nghệ bán dẫn ở ĐBSCL

Hạ Vĩ 01/05/2024 12:45

Hội thảo khoa học “Hợp tác đào tạo và nghiên cứu về công nghệ bán dẫn, điện - điện tử trong kỷ nguyên thông minh” do Trường đại học Nam Cần Thơ tổ chức ngày 25.4 đã khép lại. Tuy nhiên, từ hội thảo đã mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành này ở vùng ĐBSCL.

Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Linh, Phó trưởng khoa, phụ trách Khoa Công nghệ thông tin (CNTT), Trường đại học Nam Cần Thơ (DNC): “Hội thảo này không chỉ là diễn đàn để các chuyên gia trao đổi, thảo luận về các khía cạnh hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu về công nghệ bán dẫn và điện - điện tử, mà còn là cơ hội để thảo luận về các giải pháp thực tiễn cho sự phát triển các ngành đào tạo rất mới, được xã hội quan tâm, nhằm đáp ứng mục tiêu của Chính phủ, từ nay đến năm 2030 có khoảng từ 30.000 đến 50.000 kỹ sư phục vụ cho ngành công nghiệp bán dẫn của đất nước”.

88015b71-4d2e-44f8-ae67-f4b82bd43ef2.jpeg
TS-LS Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng trường tặng hoa cho nhà tài trợ

Trước vận hội mới, Trường đại học Nam Cần Thơ đã và đang chuẩn bị mọi mặt về pháp lý, hợp tác nghiên cứu về chương trình đào tạo, nhân lực cũng như cơ sở vật chất để trong những năm học tới tuyển sinh đào tạo các ngành học mới: ngành công nghệ bán dẫn, điện - điện tử. Đây là những ngành có thể thu hút lượng lớn sinh viên theo học. Khi ra trường hứa hẹn sinh viên sẽ có việc làm với thu nhập khá hấp dẫn, bởi Việt Nam là một trong những nước được các nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới quan tâm hợp tác, phát triển ngành bán dẫn phục vụ công nghiệp thế giới.

Tại hội thảo, thạc sĩ Đoàn Hòa Minh, giảng viên Khoa CNTT - DNC đã trình bày tham luận “Hợp tác trong nhóm ngành đào tạo công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và bán dẫn”. Báo cáo khẳng định, để đào tạo có chất lượng các ngành học mới này thì phải có sự hợp tác giữa các trường đại học trong cả nước, giữa cơ sở đào tạo trong nước với nước ngoài, đặc biệt giữa doanh nghiệp với các trường đại học.

3aa2fe29-9fd4-4682-9c5f-25cc3fdcd32d.jpeg
Thạc sĩ Nguyễn Văn Linh, Phó trưởng khoa phụ trách Khoa CNTT của DNC

TS, giảng viên cao cấp Lương Vinh Quốc Danh (Đại học Cần Thơ) cũng có báo cáo khoa học về “Đào tạo nhân lực lĩnh vực điện tử và thiết kế vi mạch tại Đại học Cần Thơ”. Theo ông Danh, để việc đào tạo ngành điện tử, vi mạch bán dẫn có hiệu quả cần thiết có sự hỗ trợ của Chính phủ về chính sách, sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo. TS Danh cũng đề xuất các ý tưởng hợp tác giữa Đại học Cần Thơ và Trường đại học Nam Cần Thơ như: hỗ trợ việc giảng dạy các học phần chuyên ngành, bao gồm lý thuyết và thực hành; hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đăng ký Sở hữu trí tuệ các kết quả nghiên cứu; tư vấn xây dựng các phòng thí nghiệm chuyên ngành điện tử, vi mạch bán dẫn; chia sẻ thông tin về tuyển dụng, việc làm cho sinh viên…

TS Lê Quang Đạm, Tổng giám đốc Công ty Công nghệ Marvell Việt Nam, cho rằng Việt Nam đang có cơ hội "ngàn năm có một" về ngành công nghệ bán dẫn, nhưng làm sao nắm bắt, vận dụng và phát huy những lợi thế có được đó là vấn đề quan trọng. Marvell Việt Nam hiện có khoảng 300 kỹ sư làm việc và đang có nhiều cố gắng hợp tác với các viện trường trong nước để đào tạo, phát triển nhân lực ngành bán dẫn. Cụ thể, đối với DNC, Marvell có thể hỗ trợ học bổng cho sinh viên, nhận sinh viên thực tập, tổ chức các chuyên đề về kỹ thuật và giúp đỡ xây dựng các phòng thí nghiệm.

09275d76-add3-40a2-b809-84c5d901992b.jpeg
TS Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng DNC nêu ý kiến

Đại diện công ty Synopsys, ông Quang Võ trình bày báo cáo “Hợp tác giữa Synopsys và Trường đại học Nam Cần Thơ trong đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn”. Đại diện của Synopsys nêu lên các định hướng sẽ hỗ trợ DNC trong nghiên cứu và đào tạo công nghệ bán dẫn như: Xây dựng chương trình đào tạo với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới; chương trình đại sứ học thuật tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên thực hành, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận thị trường lao động trong ngành bán dẫn; tập huấn giảng viên nhằm hỗ trợ đội ngũ giảng viên của nhà trường cập nhật các công nghệ mới nhất…

032dec52-b2aa-4ecb-a3a6-ac2a93d2099d.jpeg
TS Lê Quang Đạm, Tổng giám đốc Công ty công nghệ Marvell Việt Nam

Thạc sĩ Nguyễn Văn Linh cho biết: “Trong thời gian qua, Khoa CNTT - DNC đã xây dựng hai chương trình đào tạo về bán dẫn và điện - điện tử và đã được Hội đồng thẩm định thông qua. Mặt khác, khoa đã chủ động tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên về kỹ thuật thiết kế chip bán dẫn, sẵn sàng tham gia đào tạo các ngành học mới của trường”.

Tại hội thảo, hai giảng viên của khoa CNTT - DNC trình bày hai tham luận phản ánh tính chủ động của nhà trường. Đó là báo cáo của TS Nguyễn Lâm Đông “Xây dựng các phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo kỹ sư điện - điện tử và công nghệ kỹ thuật bán dẫn của Trường đại học Nam Cần Thơ” và báo cáo của TS Ngô Viết Thịnh “Hệ thống phòng thí nghiệm từ xa phục vụ đào tạo kỹ thuật thiết kế vi mạch”. Các báo cáo này là cơ sở để trường xây dựng các phòng thực hành thí nghiệm phục vụ công tác giảng dạy và học tập của sinh viên.

8b17e25e-1f27-4187-b5e5-0e2b2bec0249.jpeg
Đại diện công ty Synopsys, ông Quang Võ đang trình bày tại hội thảo

TP.Cần Thơ cũng đang tập trung xây dựng và phát triển công nghệ cao, công nghệ 4.0, tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nhân lực về công nghệ điện tử và vi mạch bán dẫn. Các trường ĐH Cần Thơ, ĐH Nam Cần Thơ, ĐH công nghệ kỹ thuật Cần Thơ... là những trường được UBND TP.Cần Thơ chọn để hỗ trợ đầu tư trở thành những trường đào tạo và nghiên cứu về công nghệ bán dẫn, điện - điện tử trong kỷ nguyên thông minh.

GS-TS Võ Tòng Xuân đề nghị: “Để việc đào tạo về bán dẫn ở các trường đại học ở ĐBSCL có hiệu quả, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm nghiên cứu, có bộ giáo trình đào tạo ngành bán dẫn, cấp mã ngành cho ngành điện, điện tử bán dẫn. Bộ cũng nên sớm tập hợp, đào tạo, tập huấn thường xuyên cho các giảng viên thông qua các lớp tập huấn trực tuyến của các chuyên gia trong và ngoài nước cho đội ngũ giảng viên đại học ngành điện, điện tử và bán dẫn. Điều này giúp cho các trường đại học ở vùng ĐBSCL nắm bắt kịp và truyền đạt những kiến thức cập nhật hiện đại trong đào tạo.

TS Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng DNC cho biết, Hội thảo khoa học “Hợp tác đào tạo và nghiên cứu về công nghệ bán dẫn, điện - điện tử trong kỷ nguyên thông minh” nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, DNC cũng đã xây dựng cho mình một sứ mệnh là trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng; là cầu nối năng động, tin cậy và hợp tác trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hợp tác đào tạo và nghiên cứu về công nghệ bán dẫn ở ĐBSCL