Các nhà khoa học ở Đại học St. Andrews, Scotland đã phát hiện ra rằng tiêm “hormone tình yêu" gợi lên lòng nhân ái đối với những người lạ.

'Hormone tình yêu' đóng vài trò phức tạp trong quan hệ xã hội

Vũ Trung Hương | 30/09/2017, 06:13

Các nhà khoa học ở Đại học St. Andrews, Scotland đã phát hiện ra rằng tiêm “hormone tình yêu" gợi lên lòng nhân ái đối với những người lạ.

Theo The Deccan Chronicle, các nhà khoa học ở Đại học California, Mỹđã tiến hành một nghiên cứu trên các con chuột cái. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng ở những con cái có trải nghiệm tiêu cực về sự tương tác xã hội thì oxytocin ("hormone tình yêu") đã làm gia tăng tâm trạng lo lắng trong các tình huống xã hội mới.

Nếu dùng thuốc chặn oxytocin thì chuột không còn sợ phản ứng xã hội.

Như đã biết, oxytocin được tiết ra với số lượng lớn trong thời gian quan hệ tình dục, sinh nở và cho con bú. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng loại hormone này đóng góp vào sự hình thành của các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, nay theo các nhà khoa học, rõ ràng oxytocin đóng một vai trò phức tạp hơn trong các mối tương tác xã hội.

Trước đó các nhà khoa học ở Đại học St. Andrews, Scotland, đã phát hiện ra rằng tiêm “hormone tình yêu" gợi lên lòng nhân ái đối với những người lạ.

Các chuyên gia đã tiến hành những công trình nghiên cứu trên 20 con hải cẩu xám hoang dã. Các con vật đã được tiêm oxytocin. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng hormone này giúp các con hải cẩu mới quen nhau quyến luyến nhau.

Ngoài ra, dưới ảnh hưởng của hormone, thái độ hành xử hung hăng đã giảm bớt.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Hormone tình yêu' đóng vài trò phức tạp trong quan hệ xã hội