Khi dư luận tỏ ra quan ngại việc kết cấu tuyến đường đi bộ ven sông Hương của TP.Huế có lót sàn gỗ lim sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng đến bảo tồn thiên nhiên thì đơn vị có trách nhiệm đã lên tiếng phản bác.

Huế: Gỗ lim tiền tỉ làm đường đi bộ bên sông Hương nhập từ Nam Phi

Lê Đình Dũng | 03/03/2018, 19:33

Khi dư luận tỏ ra quan ngại việc kết cấu tuyến đường đi bộ ven sông Hương của TP.Huế có lót sàn gỗ lim sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng đến bảo tồn thiên nhiên thì đơn vị có trách nhiệm đã lên tiếng phản bác.

Ban quản lý dự án (BQL) thí điểm xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía nam sông Hương, TP.Huế (gọi tắt là dự án Koica) ngày 3.3 cho biết, dự án này là dự án điểm của dự án “Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương và dự án thí điểm”, vốn được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế phê duyệt ngày 27.10.2016. Tổng kinh phí dự án là 52,9 tỉ đồng do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại 100% chi phí thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (Koica) tại Việt Nam và “không có bất cứ điều kiện nào kèm theo”.

Cùng với cọc nhồi, nhiều mảng bê tông thô khiến người ta lo ngại mất đi sự mềm mại của sông Hương

Dự án nói trên bao gồm các hạng mục như cầu đi bộ kết cấu bê tông cốt thép (rộng 4m), sàn lát gỗ lim, hệ thống thoát nước sàn gỗ của cầu. Diện tích cầu là 2.443m2. Hạng mục tiếp theo gồm bến thuyền; sân khấu biểu diễn ngoài trời; chỉnh trang công viên Lý Tự Trọng (trước UBND tỉnh, Trường THPT Quốc học…), đường đi bộ rộng 2m dọc bờ sông nối từ cầu Phú Xuân (cầu Mới) đến công trình nhà hàng Festival; hệ thống chiếu sáng (phố đi bộ, bến thuyền, sân khấu…).

Đáng chú ý, trong tổng số kinh phí thực hiện 52,9 tỉ đồng, hạng mục gỗ lim lót sàn (tuyến đi bộ) là 5,73 tỉ đồng (sau đấu thầu). Tổng diện tích sàn gỗ lim 2.438m2, thực hiện theo quy trình chỉ dẫn kĩ thuật phần lát sàn bằng gỗ lim “đảm bảo ổn định và được xử lý gỗ nhằm tăng tuổi thọ công trình” (ngâm hóa chất, sấy…). Nguồn gốc gỗ lim “là nhập khẩu, có quota nhập khẩu chính ngạch hợp pháp từ Nam Phi, hoàn toàn không ảnh hưởng đến rừng và chủ trương của Chính phủ Việt Nam”.

Đường đi bộ đoạn công viên Lý Tự Trọng sau này sẽ được látgỗ lim

Hệ thống cọc nhồi bê tông thi công dự án

Dự án đang thi công đoạn gần cầu Trường Tiền

Những thông tin nói trên phần nào “giải tỏa” mối lo ngại về việc một dự án “sang trọng” tiền tỉ bên bờ sông Hương sẽ ảnh đến công cuộc bảo tồn thiên nhiên khi tiêu tốn một số lượng gỗ lim (nhóm I) đáng kể. Không chỉ thế, có thông tin cho rằng nguồn gỗ lim sẽ được cung cấp từ nước bạn Lào cũng dấy lên mối lo ngại về việc bảo tồn nguồn lâm sản quý, dẫu là Việt Nam hay toàn cầu. Một số ý kiến cũng quan ngại tình hình thời tiết mưa lũ khốc liệt ở Huế sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của vật liệu,nhất là gỗ lim nên dẫn đến lãng phí.

Phản bác một số thông tin trên mạng Internet về dự án là “không đúng và không đầy đủ”, BQL dự án Koica cho hay dự án Koica triển khai (năm 2017) đã được thuân thủ theo một quy trình nghiêm túc từ ý tưởng của các chuyên gia Hàn Quốc năm 2015 đến việc triển khai lấy ý kiến các ban ngành, đoàn thể, cộng đồng dân cư, chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa… nhiều lần và nhiều nơi ở TP.Huế.

Theo đó Cơ quan tư vấn thiết kế lập quy hoạch và dự án thí điểm: liên danh tư vấn Hàn Quốc là Viện Nghiên cứu Han –A và Công ty Kĩ thuật Dohwa của Hàn Quốc (do Chính phủ Hàn Quốc đầu thầu chọn lựa); cơ quan giám sát đơn vị tư vấn là Công ty Nhà nước – nhà đất Hàn Quốc LHC; đơn vị trúng thầu xây dựng là Công ty CP xây dựng thủy lợi Thừa Thiên – Huế; Đơn vị giám sát và quản lý dự án BQL dự án xây dựng và đầu tư khu vực TP.Huế.

Riêng đối với việc chọn gỗ lim để lát sàn, ngoài việc thu thập phiếu ý kiến của cộng đồng dân cư, đánh giá phân tích và so sánh với một số vật liệu khác sản xuất ở Việt Nam lẫn Hàn Quốc, đơn vị tư vấn đã đề xuất chọn gỗ lim để lát sàn với lý do gỗ lim là một trong bốn loại gỗ nằm trong tứ thiết (đinh, lim, sến, táu); ưu điểm nổi bật là loại gỗ rất cứng, chắc, bền; không bị mối mọt, co ngót, biến dạng hay cong vênh theo thời tiết…

​Clip: Dự án thí điểm xây dựng mạng lưới kết nối đường đi bộ bờ Nam sông Hương cho Hàn Quốc tài trợ đang thi công

Nhật Lam thực hiện

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần Thơ giải ngân hơn 10.468 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2024 như thế nào?
Năm 2024, TP.Cần Thơ được giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 10.468 tỉ đồng, đến nay đã giao chi tiết 8.804 tỉ đồng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Huế: Gỗ lim tiền tỉ làm đường đi bộ bên sông Hương nhập từ Nam Phi