Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) khẳng định: “Bản chất của việc huy động vàng là đi ngược lại với nguyên tắc kinh tế. Ý tưởng này đang góp phần tạo thêm bất ổn về tâm lý trên thị trường và nếu thực hiện, sẽ thu hẹp không gian chính sách khi bất ổn vĩ mô xảy tới”.

‘Huy động vàng là đi ngược lại với nguyên tắc kinh tế’

Trí Lâm | 14/07/2016, 17:36

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) khẳng định: “Bản chất của việc huy động vàng là đi ngược lại với nguyên tắc kinh tế. Ý tưởng này đang góp phần tạo thêm bất ổn về tâm lý trên thị trường và nếu thực hiện, sẽ thu hẹp không gian chính sách khi bất ổn vĩ mô xảy tới”.

Thông tin trên được ông Thành đưa ra trong buổi tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2.1016 diễn ra vào ngày 14.7, tại Hà Nội.

Thị trường vàng thời gian gần đây có sự biến động khá lớn và đặc biệt thu hút sự quan tâm của công chúng bởi ý tưởng huy động 500 tấn vàng trong dân. Lên tiếng phản đối ý tưởng này ngay từ những ngày đầu, một lần nữatại cuộc tọa đàm nói trên, TS Nguyễn Đức Thành khẳng định rằng việc huy động vàng sẽ tạo ra những cú sốc tích trữ, đầu cơ, khiến thị trường bất ổn và dễ tổn thương hơn.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sáchVEPR, kinh tế quý II/2016 chứng kiến sự thay đổi đáng kể của thị trường vàng trong nước. Theo đó, giá vàng trong nước dần bám sát với giá vàng thế giới. So với nửa cuối quý I, trong khi giá vàng thế giới tăng đột biến thì giá vàng trong nước vẫn tương đối ổn định và chỉ tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Điều này khiến cho mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới gần như không còn.

Trong quý II, vấn đề huy động vàng trong dân lại một lần nữa được đề cập khi Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị với Chính phủ và NHNN thành lập Sở Giao dịch vàng Quốc gia vớ i mục đı́ch huy động vàng trong dân, tạo nguồn vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế. Ý tưởng này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đề nghị tính toán.

Tuy nhiên, nói về ý tưởng huy động vàng, TS Nguyễn Đức Thành cho rằng bản chất của việc huy động vàng là đi ngược lại với nguyên tắc kinh tế. Vàng, hiện được cất giữ trong dân, mang bản chất như mọi tài sản khác và chỉ ưu việt hơn về việc cất giữ.

“Nếu thực hiện huy động, vàng sẽ mang thêm chức năng là phương tiện lưu thông tương tự như tiền. Khi có thêm chức năng này, nhu cầu về vàng sẽ tăng lên thay vì giảm xuống. Cộng với những kích hoạt khác từ phía cầu (như trường hợp Brexit khiến giá vàng thế giới tăng hiện nay), sẽ tạo ra những cú sốc tích trữ, đầu cơ, khiến thị trường bất ổn và dễ tổn thương hơn”, ông Thành phân tích.

Theo TS Thành, đây sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng vàng hóa trở lại. Điều này cũng đúng với đô la hóa, khi các ngân hàng thương mại đặt mức lãi suất huy động dương với USD.

“Trong thời gian qua, NHNN đã lần lượt loại vàng và ngoại tệ ra khỏi hệ thống tín dụng. Chúng tôi cho rằng NHNN cần thực hiện việc này một cách nhất quán, quyết đoán, tránh lặp lại những sai lầm không cần thiết”, ông Thành nói.

Và do đó, TS. Nguyễn Đức Thành kết luậný tưởng huy động vàng trong nên kinh tế đang góp phần tạo thêm bất ổn về tâm lý trên thị trường, nếu thực hiệnsẽ thu hẹp không gian chính sách khi bất ổn vĩ mô xảy tới.

Dự báo về dài hạn, ông Thành cho rằng ý tưởng này đi ngược lại tiến trình chống vàng hóa, đô la hóa nền kinh tế đang bắt đầu có hiệu lực trong nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua.

“NHNN cần kiên định con đường tách vàng và ngoại tệ (USD) ra khỏi lưu thôngvà đưa vào vận hành theo các nguyên tắc của thị trường tài sản”- TS Thành đề nghị.

Trao đổi thêmvới báo điện tử Một Thế Giới, TS Bùi Kiến Thành nhận định không cần thiết phải huy động 500 tấn vàng trong dân bởi vì vấn đề huy động vàng là chuyện cũ rích rồi. Nhiều lần huy động vàng trong dân khiến người dân cũng mất đi niềm tin khá nhiều. Hơn nữa, người dân luôn nghĩ vàng là thứ có thể tích trữ lâu dài, giảm thiểu rủi ro trước nguy cơ lạm phát của nền kinh tế nên người dân có thói quen trữ vàng.

Theo ông Thành, khi xưa, mỗi lầnngân hàng trung ương phát hành giấy bạc cần một số vàng nào đó để bảo đảm, nhưng đã lâu rồi, nhiều nước trên thế giới đã bỏ việc này.

“Cái bảo đảm cho việc phát hành giấy bạc chính là sức khỏe của nền kinh tếchứ không phải là có vàng hay không có vàng. Vậy huy động mấy trăm tấn vàng để làm gì”, ông Thành nói.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Huy động vàng là đi ngược lại với nguyên tắc kinh tế’