“Thực sự mà nói, hiện nay tính công khai và minh bạch của các báo cáo về nợ công cũng chưa cao. Do đó, những người có trách nhiệm cũng khó có thể giám sát được chứ đừng nói đến người dân” – PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (khoa Tài chính quốc tế, Học viện Tài chính) cho hay.

Người dân khó giám sát nợ công

Trí Lâm | 12/07/2016, 19:56

“Thực sự mà nói, hiện nay tính công khai và minh bạch của các báo cáo về nợ công cũng chưa cao. Do đó, những người có trách nhiệm cũng khó có thể giám sát được chứ đừng nói đến người dân” – PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (khoa Tài chính quốc tế, Học viện Tài chính) cho hay.

Nợ công tăng, vẫn phải tiếp tục vay

Theo con số mà ông Võ Hữu Hiển - Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại đưa ra, cơ cấu nợ công của Việt Nam đến cuối năm 2015 bao gồm nợ Chính phủ chiếm 80,8%, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 17,8% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,4%.

Trong cơ cấu nợ Chính phủ, tỷ trọng nợ trong nước đang có xu hướng tăng từ 39% năm 2011 lên 57% năm 2015 và tỷ trọng nợ nước ngoài giảm tương ứng từ 61% năm 2011 xuống còn 43% năm 2015.

Một điều đáng lưu ý là trong giai đoạn 2011-2015, nợ công tăng khoảng 12,2% GDP, từ mức 50% vào năm 2011 lên 62,2% vào cuối năm 2015. So với mức tăng 9% GDP của giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng khá cao.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh - Trưởng bộ môn Quản trị tài chính quốc tế, khoa Tài chính quốc tế (Học viện Tài chính) nhận địnhnợ công của Việt Nam đang có sự thay đổi theo chiều hướng khá tốt, cả về cơ cấu nợ cũng như đồng tiền vay nợ. Tuy nhiên, tốc độ tăngnợ công trong thời gian qua lên rất nhanh.Đây là điều rất đáng lo ngại.

Theo ông Thịnh, trên phương diện quản lý, Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đã có những chỉ đạo yêu cầu phải giảm nợ công trong thời gian tới. Đây là điều thực sự khó khăn đối với tình hình thuchi ngân sách của Việt Nam trong thời gian tới đây.

Ông Thịnh cho rằngcác khoản thu ngân sách hầu hết đang có xu hướng giảm đi do các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã kývới các đối tác trong thời gian vừa qua. Những hiệp định này làm cho mức thu thuế của các mặt hàng xuất nhập khẩu giảm một cách nhanh chóng. Còn các khoản thu trong nước cũng có tăng lên nhưng tăng chậm hơn so với mong muốn của các nhà quản trị.

“Vì thế, việc tiếp tục phải vay nợ có lẽ vẫn đang là xu thế mà nhiều người quan ngại” – ông Thịnh nói.

Cụ thể hơn, theo ông Thịnh, trong kế hoạch chi ngân sách 5 năm 2016-2020 của Chính phủ bằng khoảng 24 lần so với mức chi của năm 2015. Đây là con số chi tiêu rất lớn. Rõ ràng là muốn có tăng trưởng thì cần phải có chi tiêu, tuy nhiênmức chi tiêu đang tăng nhanh quá và tất cả các nhà kinh tế đều lo ngại.

Tư duy nhiệm kỳ

Lý giải về tốc độ tăng nợ công tăng cao, ông Võ Hữu Hiển cho rằng nguyên nhân trước tiên là áp lực huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn 2001-2005, đầu tư toàn xã hội bình quân là 39% GDP. Sang giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ này đạt 42,9%GDP. Trong 5 năm 2011-2015, mặc dù mức vốn đầu tư toàn xã hội giảm nhưng vẫn duy trì khoảng 32% GDP.

Theo ông Hiển, việc đầu tư ở mức tương đối cao trong khi tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế cho đầu tư chỉ khoảng 25% GDP dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn vốn cho đầu tư, đồng nghĩa với việc phải đi vay.

Đồng thời, ông Hiển cho rằngxét trên khía cạnh khác, đó là bối cảnh kinh tế giai đoạn 2011-2015 không thuận lợi, sựtăng trưởng thì giảm trong khi nhu cầu vay và các chỉ tiêu khác vẫn được giữ nguyên do phải tăng cường nguồn lực để thúc đẩy, duy trì, ổn định phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Hệ quả tất yếu là tỷ lệ nợ công so với GDP tăng lên.

Ngoài ra, theo ông Hiển, việc mất giá của đồng tiềnViệt Nam biến động khó lường của các đồng tiền vay khác như USD, yen, nhân dân tệcũng làm quy mô nợ của Chính phủ tăng khi quy đổi sang đồng Việt Nam.

Trả lời báo điện tử Một Thê Giới, ông Đinh Trọng Thịnh cũng lý giải rằngngoài các lý do nêu trên thì mức độ gia tăng của nợ công trong thời gian vừa qua cũng bị chi phối bởi tư tưởng nhiệm kỳ. Các nhà lãnh đạo, khi vào cuối nhiệm kỳ đều muốn có khoản chi lớn hơn, để tạo ra những công trình, những dự án để lại dấu ấn cho nhiệm kỳ của mình, cả về chính trị lẫn kinh tế.

“Tư duy nhiệm kỳ này phải được bỏ đi nhưng có lẽ là rất khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều” – ông Thịnh nói.

Nói với Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằngngoài việc đầu tư công tràn lan, doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, gây thất thoát tiền của. Gần đây là hàng loạt nhà máy nghìn tỉ xây lên rồi chịu lỗ, bỏ hoang… cũng là một thực tế đáng buồn, làm tăng nợ công.

Theo bà Lan, về chi thường xuyên hiện nay quá lớn cũng là điều không ổn. Hằng năm trung bình chi thường xuyên của Việt Nam ở mức 68 - 69% tổng chi ngân sách, có lúc lên đến 72% tổng chi ngân sách. Năm nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký phê duyệt chi thường xuyên có ít hơn đôi chút, nhưng vẫn ở con số 65%. Khoảng 30% dùng để trả nợ. Đầu tư cho phát triển năm nay chỉ vào khoảng 17%.

Cần minh bạch số liệu

Vấn đề nợ công tăng cao có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của toàn bộ người dân. Tuy nhiên, dù có quyền, nhưng việc giám sát nợ công của người dân vẫn hết sức khó khăn.

Nói với báo điện tử Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng hiện nayviệc công bố các thông tin về nợ đã khá hơn rất nhiều so với trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.

Theo ông Thịnh, những đòi hỏi của người dân, của nhà kinh tế về số liệu nợ khá cao. Việc cơ quan chức năng đưa ra những số liệu như nợ công chia theo đầu người bao nhiêu,rồi các thông số nợ chiếm bao nhiêu phần trămGDP,có an toàn hay không... thì người dân cũng có một cơ sở để tính toán. Tuy nhiên, muốn giám sát về sự gia tăng của nợ công thì cần có thêm những số liệu chi tiết hơn nữa, những thông số đó chưa đủ.

“Thực sự mà nói, tính công khai và minh bạch của các báo cáo về nợ công cũng không cao. Do đó, những người có trách nhiệm cũng khó có thể giám sát được chứ đừng nói đến người dân” – ông Thịnh nhấn mạnh.

Cho nên, theo vị chuyên gia này, cần phải nâng cao hơn nữa sự công khai, minh bạch trong các báo cáo về nợ công thì mới có thể có được sự giám sát và quản lý nợ công theo phương pháp của cộng đồng quốc tế; đồng thời có thể tính đoán được tính đúng đắn của các số liệu công bố nợ.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Doanh nghiệp ‘chết yểu’ ngày càng nhiều nhưng ngân hàng vẫn sinh lời cao từ cho vay
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng doanh nghiệp "chết yểu" gia tăng, tín dụng ảm đạm đang tạo thách thức lớn đối với đà phục hồi tăng trưởng 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân khó giám sát nợ công