Trải qua 5 cuộc “đại phẫu” để nối bàn chân phải đứt lìa của bé trai 5 tuổi, các bác sĩ có lúc tưởng chừng không thể giữ được bàn chân, bệnh nhi phải chấp nhận tàn phế suốt đời.

Hy hữu: Bé trai 5 tuổi thoát khỏi tàn phế sau 5 cuộc “đại phẫu”

Hồ Quang | 31/08/2021, 18:31

Trải qua 5 cuộc “đại phẫu” để nối bàn chân phải đứt lìa của bé trai 5 tuổi, các bác sĩ có lúc tưởng chừng không thể giữ được bàn chân, bệnh nhi phải chấp nhận tàn phế suốt đời.

Ngày 31.8, TS.BS Phan Đức Minh Mẫn - Trưởng khoa Chỉnh hình nhi, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết, các bác sĩ ở đây vừa thực hiện thành công ca nối chân phải đứt lìa của bé trai 5 tuổi sau 5 lần “đại phẫu”.

dt.png
Trước đó, bàn chân phải bị đứt lìa của bệnh nhi bị đứt lìa - Ảnh: BVCC

Trước đó, bé trai này bị càng xe nâng cắt vào bàn chân phải đứt lìa trong lúc chạy chơi gần vị trí xe nâng hàng đang hoạt động. Sau khi bị tai nạn, phần đứt lìa được người nhà bỏ trực tiếp vào thùng đá, 10 phút sau đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM được bảo quản đúng phương pháp trong bọc nilon, và đặt lại trong thùng đá chuyển bé đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM vào giờ thứ 2 sau tai nạn.

Theo bác sĩ Mẫn, khi chuyển đến bệnh viện bé trai vẫn còn khóc nhiều, mạch lên đến 100l lần/phút, HA: 90/60mmHg, nhịp thở: 20 lần/phút. Phần đứt lìa ngang qua 2/3 trước bàn chân phải lộ gân xương đã được bảo quản đúng cách.

Các bác sĩ tiến hành xử lý săn sóc tại chỗ vết thương chống nhiễm trùng và truyền dịch, kháng sinh bipisyn, thuốc giảm đau. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định phẫu thuật nối lại bàn chân cho bé vì còn trong thời gian vàng.

Trong lần phẫu thuật thứ nhất, các bác sĩ đã cắt lọc sạch vết thương, cắt ngắn xương; kết hợp xương 3 đinh kirschner vị trí xương bàn 1,3 và 5; bộc lộ nhánh động mạch chày trước và sau; khâu 2 động mạch; khâu 3 tĩnh mạch tận – tận và khâu da thưa.

Tuy nhiên sau đó, vết thương thấm máu, phần xa các ngón có dấu hiệu tím nhẹ, sưng nhiều bàn chân (triệu chứng tắc tĩnh mạch), các bác sĩ phải cắt bớt chi và quyết định phẫu thuật thám sát lại mạch máu.

Từ đây, bệnh nhi phải trải qua thêm 4 cuộc “đại phẫu” nữa, trong đó có 2 lần phẫu thuật cắt lọc da hoại tử, 1 lần phẫu thuật nối ghép mạch máu bị tắc (tĩnh mạch), 1 lần ghép da.

“Có lúc chúng tôi tưởng đã không thể giữ được bàn chân của bé, vì bệnh nhi 5 tuổi mạch máu rất nhỏ hết sức khó khăn khi thực hiện thao tác khâu nối siêu vi phẫu, sau đó bé lại có dấu hiệu nhiễm trùng. Nhiễm trùng ở bệnh nhi sau nối đứt lìa bàn chân là 1 vấn đề nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong nếu không tháo bỏ bàn chân đứt lìa. Rất may mắn cuối cùng việc nối bàn chân phải của bệnh nhi cũng đã thành công”, bác sĩ Mẫn nói, và cho biết: “Đây là trường hợp rất hy hữu, vì sự bất cẩn của gia đình khiến bệnh nhi bị đứt lìa hoàn toàn bàn chân. Cứu sống được bàn chân là một nỗ lực rất lớn của cả ê kíp phẫu thuật, sự kiên trì, quyết tâm bằng mọi giá không để bệnh nhi tàn phế, vì bé còn nhỏ, tương lai phía trước còn dài”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hy hữu: Bé trai 5 tuổi thoát khỏi tàn phế sau 5 cuộc “đại phẫu”