Đang trên cây dừa hái trái, người đàn ông ở Vĩnh Long bất ngờ lên cơn đột quỵ, phần đầu kẹp trên 2 tàu dừa, người thì chơi vơi trên đọt cây cách cao chừng 4m. Bệnh nhân rơi vào hôn mê sâu, và nguy kịch.
Chiều 10.9, Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ (Bệnh viện Đa Khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ) cho haycác bác sĩ ở đây vừa tiếp nhận và điều trị một người đàn ông bị đột quỵ khi đang trên cây dừa hái trái.
Bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh hy hữu trên là ông Nguyễn Văn Tao (55 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thới 1, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Theo người nhà của người đàn ông này, hôm 2.9, ông Tao được một người gần nhà thuê hái dừa. Khi ông Tao đang hái dừa thì đột ngột ngất xỉu trên cây, phần đầu kẹp trên 2 tàu dừa, người thì chơi vơi trên đọt cây cao chừng 4m. Mọi người ở đây hô hoán rồi báo cho người nhà đưa ông đến một bệnh viện ở Cần Thơ để cấp cứu. Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Đa Khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ.
TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ, cho biếtbệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết màng não do vỡ phình mạch não.Bệnh nhân bị hôn mê sâu, nguy cơ tử vong cận kề. Tuy nhiên, gia đình bệnh nhân Tao rất nghèo, không có điều kiện để chữa trị cho ông. “Chúng tôi với tinh thần tương thân tương ái, tất cả vì bệnh nhân, còn nước còn tát, không kể giàu nghèo như cam kết từ ngày đầu thành lập. Các y bác sĩ ở đây đã tiến hành can thiệp nội mạch (DSA) cấp cứu, đặt coilcầm máu ngay trong đêm. Sau 8 ngày điều trị, đến chiều 10.9, bệnh nhân có thể mở mắt và sinh hiệu ổn định”, bác sĩ Cường chia sẻ.
Dù trong 1 tuần điều trị vừa qua, bệnh nhân cũng đã được bệnh viện hỗ trợrất nhiều, nhưng do dụng cụ can thiệp đắt tiền cộng thêm tiền thuốc men máy thở…nênbệnh nhân gần như bất lực với những chi phí điều trị hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Đậm - vợ ông Tao,cho biếtgia đình bà rất nghèo. Cả 2 vợ chồng có 3 người con, đứa lớn đang làm công nhân ở TP.HCM, đứa thứ 2 vừa xuất ngũ chưa có việc làm, đứa con trai út thì đang tại ngũ. Nguồn sống của 2 vợ chồng bà phụ thuộc vào tiền công đi đóng gói bưởi thuê hàng ngày của bà; còn ông thì lâu lâu mới có người thuê hái dừa.
“Vợ chồng làm thuê kiếm sống hàng ngày, giờ ổng bị bệnh, tôi và con trai phải nghỉ việc để ở bệnh viện chăm sóc. Không có tiền chữa trị, tôi phải vay mượn hàng xóm, nhưng giờ số tiền trên cũng đã cạn. Gia đình khó khăn lại càng khó khăn hơn khi chi phí điều trị và phẫu thuật đã vượt quá khả năng của gia đình”, bà Đậm thở dài nói.
Giờ đây gia đình bệnh nhân đã không còn lối thoát, bế tắc cùng đường. Trong cơn tuyệt vọng ấy, rất cần sự chia sẻ của những tấm lòng gần xa để giúp bệnh nhân tìm lại sự sống và cũng là đem lại niềm vui cho gia đình.
Hồ Quang