Ủy ban Chống tham nhũng Indonesia (KPK) cảnh báo mối đe dọa khi làm ăn với các công ty Trung Quốc, đồng thời lo ngại Bắc Kinh tăng cường gây sức ép kinh tế đối với quốc gia Đông Nam Á này.

Indonesia lo ngại rủi ro từ nguồn đầu tư Trung Quốc

Hoàng Vũ | 05/12/2019, 14:19

Ủy ban Chống tham nhũng Indonesia (KPK) cảnh báo mối đe dọa khi làm ăn với các công ty Trung Quốc, đồng thời lo ngại Bắc Kinh tăng cường gây sức ép kinh tế đối với quốc gia Đông Nam Á này.

“Chính phủ nên cẩn trọng hơn với đầu tư từ Trung Quốc. Họ đang đầu tư phục vụ mục đích kinh doanh, cùng lúc cố tăng cường ảnh hưởng về mặt kinh tế. Vì thế, chúng ta phải rất thận trọng”,Phó Chủ tịch KPK Laode Muhammad Syarif cho biết.

Với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 72,3 tỉUSD năm 2018, tăng 22% so với năm 2017, đầu tư trực tiếp liên tục tăng, Trung Quốc hiện đóng vai trò là đối tác kinh tế quan trọng của Indonesia. Cảnh bảo trên ​​từ cơ quan chống tham nhũng Indonesia đã làm bật những lo ngại tiềm ẩn về tham vọng chính trị và kinh tế của Bắc Kinh.

Phó chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng Indonesia khẳng định, dù các công ty Trung Quốc vẫn được coi là “những nhà đầu tư quan trọng” thì Indonesia nên cần phải “cẩn thận hơn”.

Hành động cân bằng

Đối với Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, người bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng vào tháng 10 vừa qua, quan hệ Trung Quốc đòi hỏi phải có sự cân bằng trong các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, với việc chính phủ Indonesia đang không ngừng vật lộn để kiếm doanh thu - tình thế còn tồi tệ hơn do suy thoái kinh tế toàn cầu - thì hàng tỉUSD tài chính hấp dẫn từ Bắc Kinh thực sự khó cưỡng.

Trung Quốc hiện đang hỗ trợ Indonesia xây dựng đường sắt cao tốc đầu tiên giữa Jakarta và thành phố Bandung. Thế nhưng, dự án trị giá 6 tỉUSD đã đặt ra câu hỏi về tính minh bạch của chính quyền Tổng thống Widodo. Ngoài ra, ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc ngày càng tăng cũng đồng nghĩa với việc Indonesia đang mắc nợ và phụ thuộc vào Bắc Kinh ngày càng nhiều.

Tuần trước, đại sứ Úc tại Indonesia Gary Quinlan nhấn mạnh sự thận trọng về việc liệu sự hiện diện của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei ở Indonesia có ảnh hưởng đến việc chia sẻ thông tin tình báo với Bắc Kinh hay không. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã cảnh báo các đồng minh về việc không cấp phép cho công ty Huawei trong việc xây dựng mạng di động 5G thế hệ tiếp theo.

“Chúng tôi nói chuyện với Indonesia về tất cả các vấn đề an ninh này ảnh hưởng đến khu vực và toàn cầu, nhưng chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề an ninh mạng và toàn bộ kỹ thuật số mới”,ông Quinlan nói với các phóng viên ở Jakarta.Khi được hỏi liệu sự hiện diện này có khiến Úc chấm dứt hoạt động chia sẻ thông tin tình báo với Indonesia hay không, ông Quinlan không đưa ra câu trả lời cụ thể.

Tình trạng tham nhũng cố hữu

Tham nhũng là một vấn đề đau đầu ở Indonesia trong thập kỷ qua. Ủy ban Chống tham nhũng, có thẩm quyền điều tra những quan chức cấp cao và các vụ việc liên quan đến các khoản thanh toán bất hợp pháp ít nhất là 1 tỉrupiah (tương đương với 70.000 USD), đã buộc nhiều thẩm phán, thành viên quốc hội, quan chức địa phương và thậm chí là bộ trưởng phải từ chức.

“Tình hình tham nhũng ở Indonesia đang trở nên tồi tệ hơn”, Phó chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng Indonesia Syarif nói, trích dẫn các chỉ số nhận thức tham nhũng quốc tế gần đây nhất, trong đó, Indonesia chỉ đạt 38 điểm trong số 100 điểm (năm 2012 chỉ số của Indonesia là 32), cho thấy nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Widodo đã có ít hành động để cải thiện vấn đề. “Điều này có nghĩa chúng ta vẫn là một quốc gia tham nhũng”, Syarif cho biết.

Ông Syarif cũng kêu gọi ông Widodo xem xét sửa đổi đạo luật làm suy yếu quyền lực của cơ quan chống tham nhũng, được Quốc hội nước này thông qua hồi tháng 9 - thời điểm bị các nhóm nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ và thúc đẩy những cuộc biểu tình đẫm máu ở Thủ đô Jakarta. “Nếu họ muốn thu hút đầu tư, họ phải tăng cường vai trò của cơ quan chống tham nhũng. Tuy nhiên, họ lại làm điều ngược lại”, ông Syarif nói.

Hoàng Vũ (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
7 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Indonesia lo ngại rủi ro từ nguồn đầu tư Trung Quốc