Hãng Reuters đưa tin Iran cùng lực lượng ủy nhiệm đang chuẩn bị cho điều mà họ coi là “kết quả khủng khiếp” từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ: cựu Tổng thống Donald Trump quay lại nắm quyền.
Góc nhìn

Iran lo ngại về tình huống ông Donald Trump thắng cử

Cẩm Bình 23:21 02/11/2024

Hãng Reuters đưa tin Iran cùng lực lượng ủy nhiệm đang chuẩn bị cho điều mà họ coi là “kết quả khủng khiếp” từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ: cựu Tổng thống Donald Trump quay lại nắm quyền.

Ghế lãnh đạo Mỹ đổi chủ chắc chắn tác động sâu rộng đến cán cân quyền lực ở Trung Đông, qua đó định hình lại chính sách đối ngoại lẫn triển vọng kinh tế của Iran. Giới phân tích nhận định bất kể ai lên nắm quyền ở Mỹ sắp tới thì nhà nước Hồi giáo vẫn mất đi đòn bẩy mà họ từng nắm giữ, phần lớn do hoạt động quân sự mà Israel thực hiện hơn 1 năm qua khiến các lực lượng ủy nhiệm suy yếu. Tuy nhiên cựu Tổng thống Trump - người mang lập trường mặc nhiên ủng hộ Israel - đắc cử có hại hơn đáng kể.

screenshot-2024-11-02-135914.png

Theo học giả Abdelaziz al-Sagher (Trung tâm nghiên cứu Vùng Vịnh): “Cựu Tổng thống Trump sẽ đặt ra nhiều điều kiện khó khăn hơn cho phía Iran hoặc đồng ý để Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran. Ông hoàn toàn ủng hộ hành động quân sự chống lại Iran. Ngày cựu Tổng thống Trump trở lại Nhà Trắng là ngày trong mơ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu”.

Một quan chức Iran cấp cao giấu tên tuyên bố nước này chuẩn bị cho mọi tình huống: “Vài chục năm qua chúng tôi liên tục tìm ra cách xuất khẩu dầu, né tránh trừng phạt Mỹ và củng cố mối quan hệ với phần còn lại của thế giới bất kể ai ở Nhà Trắng”.

Nhưng một quan chức khác lại bi quan hơn: “Chiến thắng bầu cử cho cựu Tổng thống Trump sẽ là ác mộng. Ông sẽ gây áp lực lên Iran để làm hài lòng Israel, đảm bảo lệnh trừng phạt được thực thi đầy đủ. Như vậy thì kinh tế Iran có thể tê liệt”.

Tháng trước, cựu Tổng thống Trump nói bản thân không muốn gây chiến với Iran, nhưng lại kêu gọi Israel “tấn công cơ sở hạt nhân Iran trước rồi tính sau”. Thời điểm đó nhà nước Do Thái đang cân nhắc biện pháp trả đũa đợt tấn công bằng tên lửa đầu tháng.

Phía Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris xem Iran là thế lực nguy hiểm gây bất ổn ở Trung Đông. Bà cam kết bảo vệ Israel và cùng các đồng minh chặn đứng hành vi hung hăng từ nhà nước Hồi giáo.

Nếu tình huống cựu Tổng thống Trump tái nắm quyền và áp đặt trừng phạt, Iran có thể phải chấp nhận một hiệp ước hạt nhân đầy điều khoản bất lợi. Hiệp ước quốc phòng Mỹ - Ả Rập Saudi gắn liền với việc Riyadh thiết lập quan hệ ngoại giao với Tel Aviv cũng đem lại thách thức đáng kể cho Tehran.

Nỗi sợ từ quá khứ

Năm 2018, cựu Tổng thống Trump đơn phương đưa Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký kết với các cường quốc vào năm 2015. Sau đó ông hạ lệnh không kích sân bay quốc tế Baghdad giết chết người đứng đầu đơn vị Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Qassem Soleimani – nhân vật được xem như cánh tay phải của lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei, tăng cường trừng phạt hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và giao dịch ngân hàng.

Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử năm nay, chính trị gia đảng Cộng hòa chỉ trích đương kim Tổng thống Joe Biden buông lỏng trừng phạt tiếp theo sức mạnh cho Iran, để nước này tự do xuất khẩu dầu mỏ, tích lũy tiền và mở rộng hoạt động hạt nhân lẫn sức ảnh hưởng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giải thưởng chính VinFuture 2024: Vinh danh 5 nhà khoa học nghiên cứu thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Giải thưởng chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD được trao cho 5 nhà khoa học vì những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu (deep learning).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Iran lo ngại về tình huống ông Donald Trump thắng cử