Chính phủ Iraq đang lập một kế hoạch quốc gia để xử lý tình trạng biến đổi khí hậu vốn tác động đến hàng triệu người, trong đó có việc dùng năng lượng tái tạo để đáp ứng 1/3 nhu cầu dùng điện của Iraq.

Iraq nan giải tình trạng hạn hán và nhiễm mặn

Bảo Vĩnh | 13/03/2023, 15:50

Chính phủ Iraq đang lập một kế hoạch quốc gia để xử lý tình trạng biến đổi khí hậu vốn tác động đến hàng triệu người, trong đó có việc dùng năng lượng tái tạo để đáp ứng 1/3 nhu cầu dùng điện của Iraq.

iraq-1-ap.jpeg
Người chăn trâu trong vùng đầm lầy Chibayish- Ảnh: AP

“Hơn 7 triệu dân đã bị tác động ở Iraq, hàng trăm ngàn người phải di dời đến chỗ khác bởi không còn có thể sống nhờ vào làm nông hoặc săn bắt”, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani thông tin trong phát biểu khai mạc Hội nghị ứng phó biến đổi khí hậu Iraq hôm 12.3.

Ông cho biết chính phủ Iraq có kế hoạch quốc gia để ứng phó biến đổi khí hậu, gồm nhiều biện pháp sẽ thực hiện kể từ năm 2030 như: xây dựng các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo, hiện đại hóa các kỹ thuật tưới tiêu đã lạc hậu và không hiệu quả, giảm lượng khí thải carbon dioxide, chống sa mạc hóa và bảo vệ sự đa dạng sinh học của Iraq...

Trong số các dự án có chương trình trồng cây gây rừng dự định trồng 5 triệu cây trên toàn quốc. Iraq cũng hy vọng đáp ứng 1/3 nhu cầu sử dụng điện thông qua sử dụng năng lượng tái tạo thay cho nhiên liệu hóa thạch.

Biến đổi khí hậu gây tác hại nặng nề cho Iraq

Từ nhiều năm qua, tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng đã nhồi thêm những phiền muộn cho Iraq: hạn hán và nguồn nước bị nhiễm mặn đã tàn phá các mùa vụ, đàn gia súc và các nông trại, cũng như làm cạn kiệt các nguồn nước.

Các bệnh viện bị quá tải bởi làn sóng người mắc các bệnh hô hấp do những trận bão cát gây ra. Sự biến đổi khí hậu cũng giữ một vai trò trong nỗ lực phòng chống dịch tả ở Iraq.

Sự biến đổi khí hậu và tác động của nó lên nguồn nước và nông nghiệp Iraq cũng khiến nước này phải trả giá về kinh tế, nó tàn phá nguồn sống của người dân và ngày càng buộc Iraq phải tăng nhập khẩu các loại lương thực cơ bản vốn từng dồi dào ở nước này, ví dụ lúa mì.

Chính phủ Iraq từng trợ giá cho các loại giống, phân bón và thuốc trừ sâu để kéo giảm gánh nặng chi phí sản xuất cho nông dân trồng lúa mì và để duy trì sản lượng cao, nhưng rồi chương trình trợ giá bị ngưng từ cách đây hai năm.

Sự phát triển của các nước láng giềng cũng gây khó khăn cho nguồn nước của Iraq. Nước này có nguồn tài nguyên dầu thô dồi dào, nhưng không củng cố lại hệ thống cấp nước cùng cơ sở hạ tầng tưới tiêu vốn đã lạc hậu. Trong khi đó, Iraq chỉ hy vọng vào thỏa thuận dùng chung nước sông Tigris với Thổ Nhĩ Kỳ ở thượng nguồn.

Iraq dựa vào vùng chậu hai sông Tigris - Euphrates để có nước uống, tưới tiêu và sinh hoạt cho toàn bộ 40 triệu dân. Việc tranh chấp chủ quyền vùng này, kéo dài từ Thổ Nhĩ kỳ qua Syria và Iran trước khi đến Iraq, đã gây phức tạp cho khả năng lập kế hoạch sử dụng, bảo vệ nguồn nước.

Các cuộc đàm phán đang tiếp tục với nhiều lần bị trì hoãn. Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã không thể đồng ý về một lượng sử dụng cố định nước sông Tigris.

Thổ Nhĩ Kỳ bị ràng buộc với một thỏa thuận năm 1987, qua đó cung cấp 500 mét khối nước/giây qua Syria, rồi nước này chia sẻ nguồn nước đó với Iraq.

Nhưng vài năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ không đáp ứng được điều kiện bắt buộc vừa kể, do mực nước giảm, và nước này không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận chia sẻ nguồn nước cho quốc gia nào khác.

iraq-2-ap.jpeg
Nhà của nông dân trong vùng đầm lầy Chibayish - Ảnh: AP

Hạn hán và nước mặn làm chết trâu bò ở vùng đầm lầy

Hạn hán nặng và nước mặn xâm thực khiến không có nước ngọt từ sông Tigris chảy vào vùng đầm lầy Chibayish, khiến đàn trâu của nhà nông chăn nuôi phải chết khát. 

Hạn hán kéo dài đang đe dọa vùng đầm lầy bao quanh hai sông Tigris và Euphrates ở miền nam Iraq. Trong năm 2022, tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng nhất từ 40 năm nay đã đẩy nhà nông nuôi trâu bò vào tình cảnh nghèo và nợ lớn, buộc nhiều người phải bỏ nhà và chuyển đến các thành phố lân cận để tìm việc làm.

Theo AP, các cộng đồng nông thôn dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi ở Chibayish từ lâu đã bị các quan chức ở thủ đô Baghdad bỏ mặc. Năm nay, người dân trong vùng càng tuyệt vọng, khi chính phủ áp dụng chính sách cấp nước theo định mức rất nghiêm ngặt.

Kế hoạch nước hằng năm của Iraq ưu tiên cấp đủ nước uống cho toàn quốc, kế đến là cung cấp cho mảng nông nghiệp cũng như cấp đủ nước ngọt cho các vùng đầm lầy nhằm kéo giảm mực nước mặn xâm thực ở đó. Tuy nhiên, khối lượng nước cấp cho vùng đã giảm một nửa trong năm nay.

Việc nước mặn xâm thực vùng đầm lầy càng nặng, khi Iran thiếu nước phải chặn dòng chảy từ sông Karkheh của Iran vào vùng đầm lầy của Iraq, mà Iraq thì không có thỏa thuận chia sẻ nguồn nước nào với Iran.

Bài liên quan
Sông Amazon nhiễm mặn, một gia đình chỉ có 9 lít nước uống trong 2 tháng
Nguồn nước sông Amazon bị nhiễm mặn đẩy người dân trong khu vực vào cảnh thiếu nước uống.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Iraq nan giải tình trạng hạn hán và nhiễm mặn