Nền kinh tế của Ai Cập hiện nay đang được cải thiện rất nhanh chóng. Đặ biệct, gần đây, quốc gia này đã ra mắt kênh đào Suez – vũ khí kinh tế mới của Ai Cập, được xem là sẽ giúp nền kinh tế nước này đi lên vù vù.

Kênh đào Suez – vũ khí kinh tế mới của Ai Cập

Một Thế Giới | 07/08/2015, 19:00

Nền kinh tế của Ai Cập hiện nay đang được cải thiện rất nhanh chóng. Đặ biệct, gần đây, quốc gia này đã ra mắt kênh đào Suez – vũ khí kinh tế mới của Ai Cập, được xem là sẽ giúp nền kinh tế nước này đi lên vù vù.

Thông qua kênh đảo Suez mới, Tổng thống Ai Cập hy vọng sẽ mở rộng đường thủy để thúc đẩy nền kinh tế và nâng cao vị thế của đất nước. Theo đó, kênh đào Suez – vũ khí kinh tế mới của Ai Cập, được cho là sẽ giúp nền kinh tế nước này vươn lên.

Kế hoạch mở rộng kênh đào là một dự án nhằm khôi phục nền kinh tế của Ai Cập, được thực hiện theo yêu cầu của Tổng thống Abdul Fattah al-Sisi. Kế hoạch này được bắt đầu khởi công vào tháng 8.2014 với vốn đầu tư khoảng 8,2 tỷ USD, cho phép tàu thuyền lưu thông hai chiều.

Vào ngày 6.8.2015, Ai Cập đã khánh thành dự án mở rộng kênh đào Suez với sự tham gia của các lãnh đạo nước ngoài và các màn biểu diễn của lực lượng không quân và hải quân nước này.

Kênh Suez mới này có chiều dài 72 km, trong đó 37 km được đào trên cạn, 35 km còn lại do mở rộng và đào sâu kênh Suez cũ nhằm gia tăng tốc độ lưu thông, giảm lượng thời gian chờ đợi của các phương tiện.

Dự án kênh mới này sẽ cho phép tàu thuyền di chuyển hai chiều, đồng thời giúp tăng gấp đôi công suất vận tải đường thủy. Theo ước tính, kênh đào này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển của tàu bè từ 11 giờ xuống còn 3 giờ. Không những vậy, dự án này còn giúp tăng gấp 4 lần lưu lượng vận chuyển container. 
Ai Cập kỳ vọng gia tăng số lượng tàu thuyền từ 49 chiếc/ngày lên tới 97 chiếc/ngày và nâng doanh thu từ tuyến đường này từ 5,3 tỷ USD năm 2015 lên 15 tỷ USD vào năm 2023.

Kênh đào Suez mới được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà đầu tư Ai Cập, có một phần chạy cùng hướng với các kênh hiện có kết nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải.

“Đây được coi là một dự án của quốc gia, là một thành tích vang dội đối với những nhà đầu tư đã tài trợ. Họ đã thực hiện nó thông qua sự kiên trì và làm việc chăm chỉ", văn phòng của ông Sisi cho biết.

Tuy nhiên, các nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ. "Ưu tiên hàng đầu đối với các chủ tàu và thương nhân là cắt giảm chi phí, chứ không phải tốc độ. Xu hướng trong những năm gần đây là cho tàu di chuyển với tốc độ thấp hơn bình thường để... tiết kiệm hóa đơn nhiên liệu", ông Ralph Leszczynski, người đứng đầu nghiên cứu tại công ty môi giới tàu biển Banchero Costa của Ý, cho biết.

"Tôi không thấy bất kỳ chủ tàu nào vui khi phải trả phí cao hơn cho thời gian chờ đợi ngắn hơn”, ông nói thêm.

Tuyết Nhung (Theo Straits Times)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kênh đào Suez – vũ khí kinh tế mới của Ai Cập