Dù Puerto Rico đang ở trong tình trạng vỡ nợ, nền kinh tế chậm phát triển, tuy nhiên, nhiều tỉ phú vẫn “bám trụ” ở quốc đảo này.

Tỉ phú quyết ‘bám’ Puerto Rico dù kinh tế có nguy cơ vỡ nợ

Một Thế Giới | 06/08/2015, 19:00

Dù Puerto Rico đang ở trong tình trạng vỡ nợ, nền kinh tế chậm phát triển, tuy nhiên, nhiều tỉ phú vẫn “bám trụ” ở quốc đảo này.

Puerto Rico hiện đang thu hút giới tỉ phú bằng cách miễn giảm thuế, cắt giảm thuế doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, lợi nhuận bán các khoản đầu tư hoặc tài sản và các nguồn lợi nhuận khác.

Cách tiếp cận vấn đề của quốc đảo này đã thu hút được rất nhiều nhà tỉ phú đến từ các thành phố của Mỹ. Ở đó có khoảng 250 người có tài sản ròng trên 1 triệu USD đã di chuyển đến hòn đảo này kể từ khi những bộ luật trên được ban hành vào năm 2012. Tỉ phú John Paulson hiện là một trong những tỉ phú đang có mối quan hệ ràng buộc mạnh mẽ với Puerto Rico, bởi lẽ ông có rất nhiều tài sản và các khoản đầu tư ở đây.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn nhất ở Puerto Rico là cơ sở tính thuế thu hẹp. Vì vậy, điều này đã khiến cho hàng ngàn người dân Puerto Rico di chuyển đến bang Florida và Texas của Mỹ để tìm kiếm một công việc và cuộc sống tốt hơn.

Tuy nhiên, dường như việc hưởng ứng các tỉ phú đến quốc đảo này bằng việc giảm thuế đang mâu thuẫn với nhu cầu về tiền thuế ở nơi đây.

Dù tình hình là vậy, nhưng nhiều người vẫn cho rằng việc miễn thuế có thể làm cho Puerto Rico trở thành Singapore thứ 2 - một thiên đường thuế cực kỳ giàu có.

Peter Schiff đã chuyển công ty quản lý tài sản của anh từ Newport Beach, Calif., đến thị trấn San Juan của Puerto Rico vào năm 2013. Schiff đã mua một ngôi nhà trong khu phức hợp Ritz Carlton ngay bên ngoài thị trấn San Juan. Trước đó, anh đã có kế hoạch di chuyển đến đây khi con trai anh tốt nghiệp trung học. Theo pháp luật Puerto Rico, mỗi người phải sống ở quốc đảo này trong vòng 183 ngày/ năm để có thể đủ điều kiện cho việc cắt giảm thuế.

Theo đó, công ty của Schiff  đã được hưởng những lợi ích tài chính đó là chi trả một mức thuế doanh nghiệp thấp, chỉ 4%. Tại California, công ty của anh phải trả mức thuế doanh nghiệp Mỹ, đó là khoảng 35%. Anh cho rằng việc cắt giảm thuế là động lực khuyến khích anh tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân nơi đây.

"Việc giảm thuế ở nơi đây đã khiến tôi tiết kiệm được rất nhiều tiền", Schiff, Giám đốc điều hành của Euro Pacific Capital, cho biết.

Đối với Puerto Rico, việc giảm thuế sẽ biến quốc đảo này trở thành ngôi nhà của những tỉ phú và các doanh nghiệp, công ty.

Hiện nay, Puerto Rico đang ở trong tình trạng vỡ nợ và cần gấp tiền mặt. Chính phủ quốc đảo này vẫn còn 70 tỷ USD tiền nợ chưa trả được. Vào ngày 1.8, Puerto Rico đã vợ nợ vì chưa thể thanh toán những khoản nợ nhỏ cho người dân, những người sở hữu trái phiếu thông qua công đoàn địa phương.

Chính phủ Puerto Rico sẽ trình bày một đề xuất tái cơ cấu với các chủ nợ của mình vào cuối tháng 8.

Dù vậy nhưng vấn đề vỡ nợ vẫn không thể ngăn cản tỉ phú và những người siêu giàu đến quốc đảo này.

"Hãy nói rằng bạn muốn bắt đầu một doanh nghiệp. Chỉ cần bắt đầu nó ở Puerto Rico thôi”, Schiff nói.

Tuyết Nhung (Theo CNN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp trong tháng 5
một giờ trước Thị trường và chính sách
Tại chỉ thị mới, Thủ tướng yêu cầu tháng 5.2024 Bộ Công Thương phải trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỉ phú quyết ‘bám’ Puerto Rico dù kinh tế có nguy cơ vỡ nợ