Hội nghị thượng đỉnh G-20 đã kết thúc. Nước chủ nhà Đức đánh giá hội nghị đã thành công với nhiều thỏa thuận ngặt nghèo đã đạt được và chỉ đáng tiếc là quan điểm của Mỹ trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.

Kết thúc hội nghị G-20: Mỹ gây ra điều tiếc nuối lớn nhất

Anh Tú | 09/07/2017, 06:37

Hội nghị thượng đỉnh G-20 đã kết thúc. Nước chủ nhà Đức đánh giá hội nghị đã thành công với nhiều thỏa thuận ngặt nghèo đã đạt được và chỉ đáng tiếc là quan điểm của Mỹ trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.

Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Hamburg đã kết thúc vào hôm qua, 8.7. Trong buổi họp báo khép lại hội nghị thượng đỉnh, bà thủ tướng Đức Angela Merkel đã đánh giá Hội nghị thành công và điều duy nhất bà cảm thấy tiếc nuối chính là việc Mỹ quyết rút khỏi hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

"Mọi người không có gì lạvới quan điểm của Mỹ, thật không may mắn - và tôi thất vọng vềđiều này - Mỹ đã rời khỏi thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu. Nhưng tôi hài lòng khi thấy 19 thành viên khác của G-20 đều nhất trí thỏa thuận Paris là không thể đảo ngược", bà Merkel nói đồng thời khẳng định: "Chúng tôi quyết tâm với những gì đã nhất trí và cần thực hiện chuyện này càng nhanh càng tốt".

Về phần mình, Mỹ chỉ tỏ ra thiện chí ở mức định bằng việc hứa rằng họ sẽ "nỗ lực làm việc chặt chẽ với các nước khác để giúp họ tiếp cận và sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách sạch sẽ và hiệu quả hơn".

Ngoài vấn đề môi trường mà cụ thể là Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, Hội nghị G-20 đã đạt được thành công đầy khó khăn trong vấn đề thương mại. Merkel cho biết, hội nghị thượng đỉnh hai ngày đã đạt được "kết quả tốt ở một số lĩnh vực" và đề cập đến cả vai trò của Mỹ, cũng như ông Donald Trump.

Theo RFI, nhiều tháng qua, ông Donald Trump vẫn gây lo ngại cho các nước đối tác trước chủ trương bảo hộ của ông. Ngay khi vận động tranh cử và khi lên làm Tổng thống, ông Trump luôn nhắc khấu hiệu "Nước Mỹ trước hết" và đe dọa dựng lên hàng rào thuế quan với Trung Quốc và châu Âu.

Tại hội nghị G-20 lần này, Mỹ đã chịu lên án "chủ nghĩa bảo hộ" chứ không đi phá hàng như trong vấn đề chống biến đổi khí hậu. Tuy lên án bảo hộ, nhưng Washington cũng giành được một nhượng bộ là việc nhìn nhận quyền sử dụng "các công cụ hợp pháp để bảo vệ thương mại". Điều này cũng được các nước châu Âu tán thưởng vì bản thân họ cũng sợ làn sóng phá giá từ Trung Quốc.

Bên cạnh những thành công, Hội nghị thượng đỉnh G-20 cũng bị phủ bóng đen bởi tình trạng biểu tình phản đối. Hơn 50.000 người tụ tập phản đối cuộc biểu tình 'G20 - không chào đón' tại thành phố cảng Hamburg. Có lúc, họ đã kích động cảnh sát gây ra cảnh bạo lựccũng như nhiều kẻ bịt mặt lợi dụng hỗn loạn để cướp phá các cửa hàng.

Tổng cộng có 213 cảnh sát bị thương, 114 người bị bắt giữ, còn số người biểu tình bị thương chưa rõ. Cảnh sát đã huy động đến 20.000 nhân viên để đảm bảo an ninh. Sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc, bà Merkel đã gặp lực lượng an ninh để cảm ơn họ và lên án hành vi bạo lực của một số người biểu tình.

A.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kết thúc hội nghị G-20: Mỹ gây ra điều tiếc nuối lớn nhất