Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Anh Theresa May tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg (Đức), ông đã nói rằng Anh nên bỏ qua "tài liệu lịch sử" không còn giá trị liên quan đến Hồng Kông, theo báo Guardian ngày 8.7.
Tờ báo Guardian từng nói rằngTrung Quốc đã quên đi những lời hứavới Anhvà muốn chứng tỏ với thế giới rằng Bắc Kinh là “bá chủ”.
"Tài liệu lịch sử bị vứt thùng rác"
Ở Hồng Kông đã có sự phẫn nộ khi ngày 30.6,Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính thức từ chối Bản tuyên bố chung năm 1984. Người phát ngôn Lục Khảng tuyên bố: “Bản tuyên bố chung Trung - Anh là một tài liệu lịch sử, không còn ý nghĩa thực tiễn và không hoàn toàn bắt buộc trong việcTrung Quốcquản lý Hồng Kông”.
Trung Quốc yêu cầu Anh và các nước khác không được can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.
Trung Quốc và Anh từng có Bản tuyên bố chung 1984vớinội dung Trung Quốc trao cho Hồng Kông những quyền tự do và tự chủ vốn không có ở đại lục, bảo đảm sự tự do và lối sống “không thay đổi” cho đếnnăm 2047, thông qua thỏa thuận “một quốc gia, hai chế độ” kéo dài 50 năm. Bản tuyên bố chungnày là cơ sở để Anh đồng ý từ bỏ quyền kiểm soát nhượng địa Hồng Kông, trao trả thành phố này cho Trung Quốc ngày 1.7.1997.
Người ủng hộ dân chủ đã cáo buộc Trung Quốc “làm nhục” chính phủ Anh bằng cách “vứt vào thùng rác” Bản tuyên bố chung 1984.Hoàng Chi Phong, thủ lĩnh phong trào phản đối Bắc Kinh,nói rằng London phản ứng “quá thụ động” với việc Trung Quốc xóa bỏ sự tự do của Hồng Kông. Ví dụ ở cuộc bầu cử Đặc khu trưởng Hồng Kông năm 2014, cử tri thành phố này chỉ được chọn các ứng viên do một hội đồng chỉ định, mà hội đồng này có nhiều người thân Bắc Kinh.
Ngày 7.7, chính phủ Anh lẳng lặngbác bỏ việc Trung Quốc không công nhận Bản tuyên bố chung 1984. Một tuyên bố ngoại giao ngắn gửi bằng e-mail cho giới báo chí cho biết,ông Mark Field của Bộ Ngoại giao Anh đã nói với Đại sứ Trung Quốc tại London Lưu Hiểu Minhrằng “Anh không chấp nhận quan điểm của chính phủ Trung Quốc khi chorằng đây chỉ là một tài liệu lịch sử”.
Tuyên bố viết ở cuộc gặp ngày 5.7, ông Mark Field đã khẳng định “chính phủ Anh cam kết thực hiện Bản tuyên bố chung 1984, một thỏa thuận chính thức giữa Anh với Trung Quốc. Bản tuyên bố này có đăng ký với Liên Hợp Quốc vàcó hiệu lực đến tháng 7.2047”.
Hôm 7.7, nhân dịp dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg (Đức), Thủ tướng Theresa May đãcó cuộc nói chuyện 30 phút với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo Tân Hoa Xã, ông Tập đã nói với bà May rằng: "Trung Quốc và Anh nên tôn trọng những quyền lợi cốt lõi và mối quan tâm chínhcủa nhau". Ông Tập còn nói: “Trung - Anh cần tìm những điểm chung trong khi khép lại những bất đồng, gìn giữ sự phát triển quan hệ song phương thông qua những nỗ lực cụ thể nhằm đạt được quan hệ ổn định và có ý nghĩa hơn”.
Các quan chức Phủ Thủ tướng Anh nói rằngbà May thông qua cuộc gặp với ông Tập đãyêu cầu Trung Quốc tăng sức ép để Triều Tiêntừ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Bà May cũng phản ứng vớiông Tập về việcTrung Quốc không thể hạn chếviệc sản xuất thép đến mức thừa thãi. Họ cho rằngtrong 20 năm qua, Anhđóng vai trò “quan sát viên” và chỉthỉnhthoảng mới có những bình luận về tình hình Hồng Kông.
Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông, ông Chris Patten từng khóc khi phảitrao trả xứ nhượng địa cho Trung Quốc vào chiều mưa 1.7.1997. Ông đã chỉ trích chính phủ Anh “cúi đầu” trước Bắc Kinh trong các vấn đề về Hồng Kôngđể đổi lấy lợi ích kinh tế và luôn bị ám ảnh với suy nghĩ “không quỳ gối đủ thấp thì không làm ăn được gì ở Trung Quốc”.
Ông Patten nói với Guardian: “Tôi không nghĩ việchành xử hèn nhát như vậy là cách duy nhất để có quan hệ hữu hảo và mang tính xây dựng với Trung Quốc”.
Trung Trực (theo Guardian)