Ông Matthieu Ricard, tăng sĩ Phật giáo người Tây Tạng gốc Pháp, sống ở một tu viện tại Nepal, được các nhà khoa học chứng minh là người hạnh phúc nhất thế giới.

Khám phá não của nhân vật hạnh phúc nhất thế giới

27/11/2016, 10:41

Ông Matthieu Ricard, tăng sĩ Phật giáo người Tây Tạng gốc Pháp, sống ở một tu viện tại Nepal, được các nhà khoa học chứng minh là người hạnh phúc nhất thế giới.

Ông Matthieu Ricard

Các nhà khoa học tại Trường ĐH Wisconsin (Mỹ) đã trao danh xưng này cho nhà sư sau khi ông tham gia một nghiên cứu não kéo dài 12 năm.

Nhà thần kinh học Richard Davidson đã kết nối đầu của ông Ricard với 256 cảm biến khi ông ngồi thiền. Khi đó, não của ông Ricard sản sinh sóng gamma - có liên quan tới ý thức, sự chú ý, khả năng học tập và ghi nhớ - với số lượng lớn nhất từng được khoa học ghi nhận. Ngoài ra, nghiên cứu ghi nhận vỏ não trước trán bên trái hoạt động nhiều hơn hẳn phần bên phải, mang lại cho ông Ricard khả năng tiếp nhận hạnh phúc cực lớn và khuynh hướng giảm đi những thứ tiêu cực.

Tuy nhiên, chia sẻ với tạp chí GQ (Mỹ) mới đây, ông Ricard cảm thấy danh xưng trên thật “ngớ ngẩn” bởi “có nhiều nhà sư hạnh phúc hơn”. “Tôi thực sự hạnh phúc nhưng việc tán dương ấy không có ý nghĩa gì” - ông cho biết.
Khi được hỏi làm thế nào người khác có được hạnh phúc, ông Ricard nói với trang tin Business Insider (Mỹ) rằng lòng nhân từ, sự vị tha là chìa khóa. Ông cũng xem việc so sánh là “sát thủ” của hạnh phúc. Nếu lúc nào cũng suy nghĩ về bản thân và làm thế nào để làm mọi thứ tốt hơn cho bản thân thì thật mệt mỏi và căng thẳng, cuối cùng sẽ dẫn đến sự bất hạnh - ông cho biết thêm.

Theo ông Ricard, ai muốn hạnh phúc hơn đều phải tập luyện cho bộ não của mình. Cách tập luyện ưa thích nhất của ông Ricard là ngồi thiền - ông có thể làm điều này trong nhiều ngày. Ông Ricard kêu gọi hãy bắt đầu bằng việc nghĩ về những trải nghiệm hạnh phúc từ 10-15 phút/ngày. Thông thường khi chúng ta trải qua cảm xúc hạnh phúc và yêu thương, nó chỉ là thoáng qua, rồi sau đó có một chuyện gì xảy ra, chúng ta chuyển qua suy nghĩ tiếp theo. Vậy thay vào đó, hãy tập trung để tâm trí không bị phân tâm, tập trung vào những cảm xúc tích cực trong thời gian lâu hơn. Nếu luyện tập như thế hằng ngày, chỉ sau 2 tuần, chúng ta có thể nhận thấy một tinh thần tích cực hơn.

Nếu luyện tập khoảng 50 năm giống như ông Ricard, chúng ta có thể trở thành một người hạnh phúc nhiều như ông. Đây là điều đã được các nhà khoa học thần kinh đồng tình. Trong nghiên cứu của mình, ông Davidson nhận thấy chỉ cần 20 phút ngồi thiền mỗi ngày cũng có thể làm người ta hạnh phúc hơn nhiều.

Huệ Bình - Người lao động

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khám phá não của nhân vật hạnh phúc nhất thế giới