Thành cổ Petra, phía tây nam nước Jordan, nằm sâu giữa những hẻm núi đá gồ ghề Wadi Araba, dọc theo con đường thông thương giữa Ả Rập, Ai Cập và biển Địa Trung Hải.

Khám phá thành cổ Petra, kỳ quan thế giới

09/09/2019, 09:16

Thành cổ Petra, phía tây nam nước Jordan, nằm sâu giữa những hẻm núi đá gồ ghề Wadi Araba, dọc theo con đường thông thương giữa Ả Rập, Ai Cập và biển Địa Trung Hải.

Thành cổ Petra, một di sản của thế giới - Ảnh: minh họa

Trải qua nhiều thế kỷ, Petra là con đường huyết mạch của những lái buôn chuyên dùng lạc đà làm phương tiện chuyên chở các loại gia vị, xuyên vùng Địa Trung Hải và Ấn Độ, châu Phi và Cận Đông. Cách đây khoảng hơn hai ngàn năm, thành cổ Petra từng nổi tiếng với những vách đá sa thạch có màu đỏ, trắng và hồng bị biến mất trên thế giới. Cho đến những năm 1800, các nhà thám hiểm phương tây đã tìm lại được, và ngày nay Petra là một trong những thành cổ nổi tiếng nhất trên thế giới. Tại thành cổ, chỉ có 5% cảnh quan được phục chế, trong khi vẫn còn nhiều bí mật khác chưa được khám phá. Năm 1985, công viên khảo cổ Petra có tên trong danh sách di sản UNESCO. Đến năm 2007, thành cổ Petra được công nhận là một trong số bảy kỳ quan mới của thế giới.

Những hoài niệm về thành cổ

Vào thế kỷ thứ 6, tộc người Ả Rập Nabataean, Semitic đã kiến lập thành cổ Petra, và người Semitic có công xúc tiến việc buôn bán từ Petra cho đến tận lãnh thổ của nước Syria. Petra từng là một trung tâm thương mại sầm uất, cũng là thủ phủ của đế chế Nabataean vào giữa năm 400 trước CN. Vào lúc đó, nơi đây người buôn kẻ bán tấp nập, những vườn cây hoa trái sum suê tươi tốt và nhiều tòa nhà tráng lệ mọc lên ở khắp nơi, nhiều khu chợ chất đầy hàng hóa du nhập từ Ấn Độ, Ai Cập và Ả Rập. Tất cả đã tạo nên một Petra phồn vinh bậc nhất của thời bấy giờ. Biết bao thế kỷ trôi qua, thành cổ Petra không ngừng phát triển, ngay cả khi bị đế quốc La Mã chiếm đóng. Vào năm 106, hoàng đế La Mã Trajan sát nhập lãnh thổ vương quốc Nabataean thành một phần của địa phận Ả Rập.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của sử sách, những trận động đất liên tiếp sau đó xảy ra đã tàn phá Petra, khiến thành cổ trở nên hoang tàn. Vào năm 636, tuy Petra bị người Ả Rập xâm chiếm nhưng con đường hành hương đến thánh địa Mecca, ở phía tây Saudi Arabia gần biển Đỏ, vẫn còn tồn tại. Cho đến thế kỷ thứ 12, khi đội quân thập tự chinh xây dựng một pháo đài quan sự tại đây thì Petra đã lấy lại được vẻ huy hoàng cổ xưa của nó. Đến thế kỷ thứ 19, khi đội quân thập tự chinh rút đi, Petra thuộc quyền sở hữu của dân địa phương. Từ đó, thành cổ trở nên hoang tàn, đổ nát và dần chìm vào quên lãng với thế giới bên ngoài.

Khám phá những quần thể lăng mộ cổ

Điểm nổi bật nhất ở thành cổ Petra là hệ thống những lăng mộ cổ, với lối kiến trúc đồ sộ và ấn tượng, đền đài tôn giáo, và di tích khảo cổ khác. Phổ biến nhất là lối kiến trúc có nguồn gốc từ Hy Lạp, với mặt tiền bằng đá đẽo, như ngôi đền cổ Nabataean, khu lăng mộ Urn, Palace, Corinthian và Deir. Ngoài ra, còn có các di tích khảo cổ, công trình kiến trúc từ thời tiền sử đến trung cổ. Chúng là chứng tích của những nền văn minh đã mất, vẫn có giá trị cho đến ngày nay.

Lăng mộ Khaznek el Faroun có mặt tiền uy nghi, cao khoảng 40m, làm bằng đá đẽo lấy từ sườn núi đá. Mặt sau của lăng mộ là một phòng lớn có hình vuông, cũng bằng đá đẽo. Khaznek el Faroun là lăng mộ đá đẽo qui mô duy nhất tại Petra, có lối kiến trúc Hy Lạp vừa cổ xưa vừa có tính nghệ thuật truyền thống từ thời Alexander đại đế. Phía bắc lăng mộ Khazneh, gần núi Jebel Khubtha, là quần thể lăng mộ hoàng gia được chạm khắc vào mặt đá, còn có mệnh danh là “Bức Tường Vua”. Gần đó có một lăng mộ do chính quyền La Mã xây dựng vào thời vua Hadrian, Sextius Florentinus, của năm 139. Lăng mộ Corinthian, một phiên bản nhỏ của Khazneth, dựa theo lối kiến trúc của các cung điện thời La Mã.

Ngôi đền Great Temple có lối kiến trúc rất tinh xảo, với một sân liên hợp có diện tích khoảng 9.000 dặm vuông. Khu vực sân liên hợp thấp hơn có 120 cái cột. Trên đỉnh mỗi cột trang trí hình tượng đầu voi bằng đá. Nơi đây cũng là nhà hát lộ thiên có sức chứa khoảng 600.000 khán giả. Một số di tích đáng chú ý khác có từ thời La Mã như nhà hát chặm khắc hoàn toàn bằng đá, nằm ở thung lũng phía nam, với sức chứa hơn 8.000 khán giả.

Những đền đài, công trình kiến trúc xen lẫn giữa địa hình độc đáo của thành cổ Petra được xem là những di sản vô giá đối với thế giới. Tuy theo thời gian, do sự phân rã theo tự nhiên của kiến trúc sa thạch làm ảnh hưởng đến tính xác thực của di tích trong một thời gian dài, nhưng một số ngôi đền kiên cố như Qasr al Bint và nhà thờ lăng mộ Urn vẫn không hề mai một theo thời gian. Có thể nói, những di tích lịch sử tại Petra luôn gợi lại trong lòng du khách biết bao kỷ niệm về một thời huy hoàng rực rỡ của thành phổ cổ Petra.

Hải Đường

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khám phá thành cổ Petra, kỳ quan thế giới