Hạn hán khốc liệt nhất trong hàng chục năm qua đang hoành hành tại Tây Nguyên. Ở Gia Lai, nhiều thảo nguyên đã khô cháy, hàng ngàn người dân đã đói. Những nguồn nước bẩn nhất cũng được người dân tận dụng lấy uống.

Khát cháy Tây Nguyên

Lê Đình Dũng | 09/04/2016, 10:35

Hạn hán khốc liệt nhất trong hàng chục năm qua đang hoành hành tại Tây Nguyên. Ở Gia Lai, nhiều thảo nguyên đã khô cháy, hàng ngàn người dân đã đói. Những nguồn nước bẩn nhất cũng được người dân tận dụng lấy uống.

Báo cáo cuối tháng 3.2016 của UBND tỉnh Gia Lai, tổng diện tích cây trồng bị hạn tính tới thời điểm trên là21.375,7 ha. Trong đó, lúa bị hạn 5.177,4 ha;ngô, rau, cây hàng năm là 8.407,4 ha. Tỉnh này đã công bố tình trạng rủi ro thiên tai cấp độ 1 trên toàn tỉnh - Ảnh: Lê Đình Dũng.
Các địa phương bị hạn nặng nhất của Gia Lai là 2 thị xã và 6 huyện nằm bên đường Trường Sơn Đông. Hiện con số thiệt hại đang tăng lên từng ngày - Ảnh: Lê Đình Dũng.
Tình trạng thiếu nước trầm trọng đã diễn ra ở một số địa phương của tỉnh này. Đến cuối tháng 3, tại huyện Chư Sê có 1.648 hộ dân bị thiếu nước. Tại huyện Krông Pa có 2.185 hộ thiếu nước; huyện Chư Pưh 1.272 hộ; huyện Kbang 581 hộ; huyện Đak Pơ 652 hộ... Tỉnh này đã phải điều lực lượng quân đội chở xe bồn cấp nước cho một số nơi thiếu nước gay gắt - Ảnh: Lê Đình Dũng.
Chưa có ghi nhận về tình trạng gia súc bị chết do hạn hán. Tuy nhiên, với tình trạng thiếu nước mặt trầm trọng như hiện nay, lương thực và nước uống cho gia súc đang là vấn đề - Ảnh: Lê Đình Dũng.
Nhiều hộ dân ở các vùng hạn phải tận dụng đủ các loại chai lọ để tích trữ nước. Tại huyện Kông Chro, báo cáo từ phòng NN&PTNT cho hay các nguồn nước từ sông suối, ao hồ trên địa bàn đã cạn kiệt, lượng nước ngầm đã tụt xuống sâu - Ảnh: Lê Đình Dũng.
Tại làng Hle Hlang, xã Yang Trung, Kông Chro, người dân đang đào giếng kiếm nước. Ông Mlơn, trưởng thôn 2 cho biết: "Đào giếng xong dân làng sẽ cúng Giàng để cầu mưa. Từ đầu năm đến nay chưa có giọt mưa nào rơi xuống" - Ảnh: Lê Đình Dũng.
Khắp vùng hạn, người dân tận dụng bất kỳ chỗ nào có nước để lấy về uống. Trên cánh đồng đã khô, một người dân đã đào hố nước bên vũng lợn đầm để chắt nước về - Ảnh: Lê Đình Dũng.
Hầu như các huyện thị ở Gia Lai những ngày này đều bận rộn vì họp hành, kiểm đếm và chống hạn. Những địa phương phía đông Gia Lai bị ảnh hưởng nặng nề hơn từ khi thủy điện An Khê - Ka Nak chặn dòng chuyển nước về Bình Định - Ảnh: Lê Đình Dũng.
Những dòng suối đã cạn trơ đá.
Báo cáo từ phòng LĐ-TB-XH huyện Kông Chro, Gia Lai cho hay, đến nay đã có 1.280 hộ/6.943 khẩu thiếu đói, trong đó hộ người dân tộc chiếm 1.210 hộ. Huyện này đang làm báo cáo lên tỉnh và đề xuất phương án hỗ trợ gạo cứu đói cho người dân - Ảnh: Lê Đình Dũng.
Với tình trạng khô hạn như hiện nay và trong thời gian tới không có mưa xuống, dự báo thiệt hại ở Gia Lai sẽ còn tăng lên khủng khiếp nữa - Ảnh: Lê Đình Dũng.
Lê Đình Dũng
Bài liên quan
Nước, hạn hán và cà phê ở Tây Nguyên: Tìm lối ra cho sự phát triển lâu dài của cây chủ lực
Tây Nguyên đang vào cuối mùa khô. Nhưng theo dự báo, năm nay mùa khô có thể kéo dài tới cuối tháng 5. Khi nào bướm bay rợp trời, lao lia lịa vào kính xe trên đường thì báo hiệu mùa mưa Tây Nguyên sắp về. Năm 1994 - 1995 và cả năm 2005 nữa, Tây Nguyên từng đại hạn, nhưng có lẽ năm nay hạn nặng nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024
1 giờ trước Giáo dục
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khát cháy Tây Nguyên