Sáng 30.1, trên Facebook tại Phú Quốc xuất hiện 1 clip dài hơn 4 phút ghi lại cảnh công an thị trấn Dương Đông, Phú Quốc tổ chức công bố công khai quyết định xử phạt 3 người phụ nữ có hành vi bán dâm, chứa mại dâm và 1 người đàn ông có hành vi mua dâm. Người đàn ông này là thợ hồ. Trông họ quá thảm thương và tội nghiệp.

Khi công an một thị trấn 'thay trời hành đạo'

30/01/2018, 18:41

Sáng 30.1, trên Facebook tại Phú Quốc xuất hiện 1 clip dài hơn 4 phút ghi lại cảnh công an thị trấn Dương Đông, Phú Quốc tổ chức công bố công khai quyết định xử phạt 3 người phụ nữ có hành vi bán dâm, chứa mại dâm và 1 người đàn ông có hành vi mua dâm. Người đàn ông này là thợ hồ. Trông họ quá thảm thương và tội nghiệp.

Cảnh công an thị trấn Dương Đông công khai quyết định xử phạt 4 người có hành vi mua - bán dâm và chứa mại dâm trước đông đảo người dân - Ảnh cắt từ clip

Buổi công khai này được thực hiện bên vỉa hè đường Cách Mạng Tháng Tám, thuộc khu phố 10, thị trấn Dương Đông vào chiều 29.1 trước sự chứng kiến của đông đảo người dân, trong đó có cả trẻ em.

Trong clip, một chiến sĩ công an cầm giấy đọc rõ tên, tuổi, quê quán và vi phạm trong mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm của cả 4 người trước hàng trăm người dân chứng kiến. Sự việc có nhiều người dân dùng điện thoại quay lại. Công bố của đại diện công an thị trấn Dương Đông đã mô tả chi tiết việc quan hệ mua bán dâm là không phù hợp khi có nhiều trẻ em và người dân tham dự, nghe nhìn. Với loại án này, tòa còn hạn chế công bố các bút lục mang tính mô tả hoặc xử kín, còn ở đây cơ quan chức năng đã “trưng bày” hành vi tình dục bằng ngôn từ nghe rất kinh sợ.

Một nhà báo bày tỏ cảm xúc sau khi xem clip: “Mình đau lòng muốn bật khóc khi thấy công an ở Phú Quốc đem một anh thợ hồ mua dâm và 2 cô gái bán dâm ra chợ bêu xấu.

Sao có kiểu tư duy này ở xã hội ngày nay.

Muốn khóc quá đi, vì nhiều lẽ".

Việc làm này của công an Dương Đông, Phú Quốc là vi phạm Hiến pháp về quyên nhân thân, cần phải được làm rõ.

Mặt khác cũng phải thấy rằng việc bêu tên hay không của người mua bán dâm là chuyện gây lúng túng xưa nay. Lúng túng hay không thì cũng phải căn cứ vào pháp luật.

Cho đến nay, Luật hình sự Việt Nam không xem mua bán dâm là tội phạm, chỉ định tội đối với người tổ chức, môi giới (trừ trường hợp mua dâm người chưa thành niên).

Trước năm 2003, mua bán dâm cũng là hành vi “lơ lửng” về pháp luật, nhưng từ ngày 14.3.2003 khi pháp lệnh phòng chống mại dâm ra đời thì hành vi mua, bán dâm được quy định là vi phạm pháp luật hành chính.

Dù vậy, pháp lệnh phòng chống mại dâm cũng không có quy định phải nêu danh tính người mua và bán dâm mà nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan chức năng, lấy giáo dục và cảm hóa là chính bên cạnh biện pháp xử lý hành chính phạt tiền đối với người vi phạm.

Tham chiếu với bộ luật gốc là Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân thì rõ ràng chúng ta không được luật cho phép công khai danh tính người vi phạm, kể cả người mua dâm lẫn người bán dâm.

Đã có đề xuất công khai danh tính người mua dâm được xem là biện pháp để phòng chống mại dâm. Những người làm luật gọi đây là biện pháp hỗ trợ pháp luật. Tuy nhiên luật pháp nước ta cho đến nay vẫn chưa cho phép công khai tên người mua và người bán dâm.

Chúng ta thử xem qua các biện pháp hỗ trợ pháp luật trong việc phòng chống mại dâm ở các nước ra sao.

Cũng như VN, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều xem hành vi mua bán dâm là bất hợp pháp và bị xử phạt.

Một số nước như Na Uy và gần ta nhất là Hàn Quốc từng thử nghiệm đưa mại dâm vào kiểm soát để hạn chế, có nghĩa là “hợp pháp hóa” mại dâm nhưng rồi đều thất bại và sau đó quay lại hình thức cấm mại dâm, thậm chí có khi phạt tù giam người mua dâm.

Biện pháp phạt tù, phạt tiền, hạn chế quyền tự do đi lại… đối với người mua dâm cũng được áp dụng tương tự ở các nước khác.

Trở lại với việc công an thị trấn Dương Đông nhân danh cái gì đó không rõ khi bêu tên, cho công khai hình ảnh bằng xương bằng thịt của người mua và người bán dâm cần phải được làm rõ và xử lý nghiêm, bởi lẽ họ đã thực hiện một hành vi công vụ mà luật pháp không cho phép.

Hoàng Linh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
3 phút trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi công an một thị trấn 'thay trời hành đạo'