Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng đến khi nào Việt Nam có thể công bố hết dịch COVID-19? Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có những phân tích cụ thể.

Khi nào Việt Nam công bố hết dịch COVID-19?

11/05/2020, 06:33

Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng đến khi nào Việt Nam có thể công bố hết dịch COVID-19? Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có những phân tích cụ thể.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Đến sáng 11.5, Việt Nam tiếp tục bảo vệ được thành quả bước đầu trong cuốc chiến chống dịch COVID-19 khi đã 25 ngày không phát hiện ca bệnh mắc mới trong cộng đồng.

Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng đến khi nào Việt Nam có thể công bố hết dịch COVID-19?

Về vấn đề này, hôm qua 10.5, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch COVID-19 không để lây nhiễm trong cộng đồng. Bộ Y tế cũng cho rằng việc xuất hiện các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng tại Việt Nam ở mức rất thấp.

Chính vì vậy Chính phủ đã quyết định nới lỏng các biện pháp để Việt Nam có thể đưa cuộc sống trở lại bình thường và để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội cũng như thực hiện mục tiêu kép cả phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội.

“Còn vấn đề Việt Nam có công bố hết dịch hay không? Chúng tôi cũng xác định đến khi có đủ các điều kiện và đến khi không còn có ca nào nhiễm bệnh thì mới công bố, không nhất thiết phải công bố vì chúng ta vẫn đặt trong tình trạng luôn luôn sẵn sàng, không được chủ quan, không được lơ là để làm sao đảm bảo được công tác phòng chống dịch có hiệu quả”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long phân tích.

Bản tin lúc 6h00 ngày 11.5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, Việt Nam đã sang ngày thứ 25 không có ca mắc COVID-19 trong công đồng. Hiện có hơn 25.000 người đang cách ly chống dịch.

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 241 bệnh nhân COVID-19 tại nước ta được công bố khỏi bệnh/xuất viện. Hiện còn 47 bệnh nhân đang điều trị tại 6 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định. Về bệnh nhân nặng số 19 đã có sự phục hồi tốt, tự ăn, uống được. Bệnh nhân cũng đang được bù nước điện giải, điều trị hỗ trợ...

Tính đến sáng ngày 11.5, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 6 cơ sở y tế, hiện đã có 6 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 14 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2. Hiện chỉ còn lại 30 bệnh nhân COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

Liên quan đến sức khoẻ của các bệnh nhân nặng, Tiểu Ban Điều trị cho biết, hôm qua, BN91 là nam phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã được được Hội chẩn liên viện VIỆT ĐỨC - CHỢ RẪY - BỆNH NHIỆT ĐỚI TP.HCM - BẠCH MAI - TRUNG ƯƠNG HUẾ đánh giá khả năng ghép phổi. Đề xuất xem xét khả năng chuyển BV Chợ Rẫy để điều trị nội khoa tích cực và đánh giá khả năng ghép phổi;

BN91 hiện vẫn đang trong tình trạng rất nguy kịch. Hiện tại bệnh nhân nằm yên/an thần, không sốt. Siêu âm tim phổi co bóp đồng bộ, phổi phải hết tràn khí, xẹp thùy sau dưới, ít dịch màng phổi phải…

Cuộc hội chẩn diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành nhiều lĩnh vực của Việt Nam như GS.TS Nguyễn Gia Bình - chuyên gia về điều trị tích cực; GS.TS Trần Bình Giang - giám đốc BV Việt Đức; PGS.TS Nguyễn Hữu Ước - chuyên gia về ghép tim, phổi, giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực, BV Việt Đức...

Nam phi công người Anh, 43 tuổi, cao 1,83m, nặng 100kg (chỉ số khối cơ thể là 30.1 - có yếu tố béo phì). Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, mắc hội chứng "cơn bão cytokine" - hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ. Bệnh nhân kháng toàn bộ các loại thuốc rối loạn đông máu đang được dùng trong nước, Bộ Y tế đã phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị cho nam bệnh nhân này.

Đây là bệnh nhân COVID-19 nặng nhất hiện nay, quá trình điều trị từ ngày nhập viện rất phức tạp, thất thường. Bệnh nhân xác định dương tính ngày 18.3, sốt cao liên tục từ khi nhập viện, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù còn trẻ (43 tuổi)

Trước đó, bệnh nhân chỉ bị đông đặc một bên phổi, xong hiện giờ tình trạng này đã xuất hiện ở cả hai bên phổi. Sau 53 ngày điều trị, 34 ngày được can thiệp ECMO, thở máy qua mở nội khí quản ngày thứ 15. Hiện bệnh nhân đang tiếp tục phải thở máy, lọc máu, phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO.

Theo TTXVN-SK&ĐS

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi nào Việt Nam công bố hết dịch COVID-19?