Các bản báo cáo tài chính quý 3 đang cho thấy sức ép lên hệ thống ngân hàng Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh, khi cả 5 ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước này đang phải đối mặt với một sự sụt giảm lợi nhuận khá mạnh, vốn là hệ quả tất yếu của tình trạng nợ xấu ngày càng phình to và bắt đầu ăn vào doanh thu.

Khi nợ xấu ngân hàng gây sức ép lên kinh tế Trung Quốc

Nhàn Đàm | 27/10/2016, 10:36

Các bản báo cáo tài chính quý 3 đang cho thấy sức ép lên hệ thống ngân hàng Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh, khi cả 5 ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước này đang phải đối mặt với một sự sụt giảm lợi nhuận khá mạnh, vốn là hệ quả tất yếu của tình trạng nợ xấu ngày càng phình to và bắt đầu ăn vào doanh thu.

Nền kinh tế Trung Quốc đang tiến về đích trong năm 2016 theo một cách khá trơn tru, nhưng nhiều rủi ro tiềm ẩn đã bắt đầu lộ diện. Với mức tăng trưởng 6,8% đạt được trong quý 3 (mức bình quân 2 quý trước đó là 6,7%), khả năng nền kinh tế số hai thế giới đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% trong năm 2016 là rất lớn, nhưng các chỉ số vĩ mô khác thì đang có chiều hướng xấu đi. Các bản báo cáo tài chính quý 3 đang cho thấy sức ép lên hệ thống ngân hàng Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh, khi cả 5 ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước này đang phải đối mặt với một sự sụt giảm lợi nhuận khá mạnh, vốn là hệ quả tất yếu của tình trạng nợ xấu ngày càng phình to và bắt đầu ăn vào doanh thu của hệ thống ngân hàng.

Báo cáo tình hình hoạt động của nhóm 5 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc trong quý 3 năm nay đang tạo ra một cú sốc lớn đối với nền kinh tế cũng như chính phủ nước này. Năm ngân hàng này bao gồm: ngân hàng Trung Quốc, ngân hàng Công nghiệp và Thương mại, ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng Xây dựng và ngân hàng Giao thông. Báo cáo doanh thu quý 3 của cả 5 ngân hàng này cho thấy, nhiều khả năng các ngân hàng này sẽ sụt giảm khoảng 2% tổng lợi nhuận ròng trong cả năm 2016. Nếu kịch bản này trở thành sự thậtthì đây sẽ là lần đầu tiên 5 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc cùng bị sụt giảm lợi nhuận ròng kể từ thời điểm năm 2004.

Điều này có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều việc sụt giảm lợi nhuận như vẫn xảy ra với các ngân hàng thông thường. Ông Richard Cao, nhà phân tích tại Guotai Junan Securities Co. có trụ sở tại Thâm Quyến, cho biết: “Đối với một ngân hàng nhà nước lớn, một báo cáo sụt giảm lợi nhuận đồng nghĩa với việc gửi một tín hiệu rất xấu cho thị trường về tình trạng của nền kinh tế Trung Quốc. Điều đó là không phù hợp về khía cạnh chính trị”. 4 trong số 5 ngân hàng kể trên của Trung Quốc nằm trong top 10 ngân hàng lớn nhất thế giới (trừ Ngân hàng Giao thông), và từ lâu được coi là những trụ cột tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế số hai thế giới.

Báo cáo doanh thu và lợi nhuận của 5 ngân hàng này vì thế là một thước đo quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc. Sự sụt giảm về lợi nhuận cùng lúc diễn ra với cả 5 ngân hàng là một điều khó có thể chấp nhận được với chính phủ Trung Quốc, và là một tín hiệu khá xấu với nền kinh tế nước này.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận của nhóm 5 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc trong năm 2016, là do vấn đề nợ xấu. Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC) là một ví dụ điển hình. Đây đang là ngân hàng có quy mô lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, và cũng đang phải gánh một khoản nợ xấu khổng lồ, tính đến hết tháng 6năm nay ICBC đang sở hữu một khoản nợ xấu lên tới 196,3 tỉ nhân dân tệ (tương đương 29 tỉ USD), tăng 20% so với cùng kỳ 2015.

Số nợ xấu này đang tác động trực tiếp vào lợi nhuận của ICBC, khi ngân hàng này sẽ phải thiết lập tỷ lệ bảo hiểm an toàn lên tới 150% - một điều sẽ khiến lợi nhuận ròng của ICBC giảm khoảng 5% trong năm nay. Điều tương tự cũng xảy ra đối với 4 ngân hàng còn lại, hầu hết cũng phải nâng trần quỹ bảo hiểm trích từ doanh thu để đối phó với các khoản nợ xấu có xu hướng tăng lên đáng kể.

Việc 5 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc giảm lợi nhuận ròng trong năm nay là điều có thể dự đoán từ trước, khi chính phủ nước này tăng mức trần thiết lập về tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng nợ xấu. Vào đầu năm 2016, các ngân hàng lớn ở Trung Quốc đã vận động Ủy ban điều tiết ngân hàng quốc gia để giảm ngưỡng trần thiết lập quỹ dự phòng – một việc sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của họ, nhưng có vẻ như đã không thành công.

Điều này dẫn tới khá nhiều hệ lụy đáng kể, lợi nhuận ròng giảm đi sẽ khiến dòng tiền đầu tư chảy vào nền kinh tế giảm sút, và làm giảm tỷ lệ chi trả cổ tức. Trên thực tế, 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã giảm mức chi trả cổ tức từ 33% trong năm 2014 xuống còn 30% trong năm 2015 và nhiều khả năng sẽ tiếp tục sụt giảm trong năm 2016.

Việc chính phủ Trung Quốc nâng mức trần tích lập quỹ dự phòng đối với các ngân hàng lớn là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tình hình nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nước này đang biến động theo hướng tiêu cực. Và Bắc Kinh đang chọn cách kiềm chế nó càng sớm càng tốt bất kể cái giá phải trả không phải là nhỏ. Wei Hou, nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein & Co., cho biết: “Đó là lựa chọn của Trung Quốc về thời điểm hy sinh lợi nhuận của hệ thống ngân hàng để kiềm chế nợ xấu, hoặc là bây giờ hoặc là một thời điểm trong tương lai nhưng với cái giá lớn hơn”.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi nợ xấu ngân hàng gây sức ép lên kinh tế Trung Quốc