Những ngày qua, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới coronavirus (nCoV) đang diễn biến phức tạp, TP.HCM đã thực hiện nhiều giải pháp để phòng, chống dịch bệnh nCoV, đặc biệt là triển khai đưa vào sử dụng bệnh viện dã chiến để giải quyết tình trạng khẩn cấp của dịch bệnh này.

Khi quân đội và y tế cùng chung 'chiến hào' chống coronavirus

Hồ Quang | 11/02/2020, 17:04

Những ngày qua, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới coronavirus (nCoV) đang diễn biến phức tạp, TP.HCM đã thực hiện nhiều giải pháp để phòng, chống dịch bệnh nCoV, đặc biệt là triển khai đưa vào sử dụng bệnh viện dã chiến để giải quyết tình trạng khẩn cấp của dịch bệnh này.

Ca nhiễm coronavirus thứ 15 tại Việt Nam: Bé gái 3 tháng tuổi bị lây nhiễm từ bà ngoại

TP.HCM: Đưa vào hoạt động bệnh viện dã chiến 300 giường để chống dịch nCoV

.TP.HCM: Chính quyền và người dân ký cam kết phòng, chống dịch bệnh nCoV

Người thứ 14 nhiễm coronavirus ở Việt Nam: Bị lây sau khi đi chúc tết

Lập giấy chuyển viện giả cho bệnh nhân nhiễm coronavirus

Dù hiện nay TP.HCM cũng chỉ mới xác định được 3 ca dương tính với coronavirus, trong đó có 1 ca đã xuất viện, nhưng số trường hợp nghi ngờ nhiễm coronavirus có đến 28 trường hợp, hàng chục trường hợp tiếp xúc gần với những người nhiễm nCoV đang phải cách ly, theo dõi và hàng nghìn trường hợp đi từ hoặc đi qua từ vùng dịch đang được theo dõi, cách ly tại nhà.

Điều đó cho thấy, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh nCoV tại TP.HCM là rất cao. Do đó, UBND TP.HCM đã quyết định xây dựng 2 bệnh viện dã chiến để đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh nCoV và giao cho Bộ Tư lệnh TP chịu trách nhiệm triển khai khu cách ly tập trung; còn Sở Y tế TP chịu trách nhiệm xây dựng bộ khung quản lý tại khu cách ly tập trung, xây dựng quy trình tiếp nhận, quy trình tổ chức hoạt động đảm bảo theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Ngay sau đó, Sở Y tế TP và Bộ Tư lệnh TP đã có buổi làm việc thống nhất phương án triển khai khu cách ly tập trung của thành phố tại Bệnh viện dã chiến ở ấp Bàu Đưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi.

Ngày 4.2, những người chiến sĩ áo xanh đã tiến hành triển khai Bệnh viện dã chiến cơ sở là Trường quân sự thuộc Bộ Tư lệnh TP.HCM (ở ấp Bàu Đưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi) với 300 giường bệnh đã được các cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang TP bắt tay vào triển khai ngay.

Các cán bộ, chiến sĩ, nhất là những cán bộ quân y được huy động để xây dựng, mọi công tác tác hậu cần, từ những việc nhỏ nhất như lau chùi, vệ sinh phòng ốc bằng nước khử khuẩn, dọn dẹp, kê bàn ghế... đến tham gia trực tiếp công tác bảo vệ, lo bữa ăn cho các y bác sĩ và những người cách ly, điều trị tại đây.

Chính vì thế chỉ trong thời gian tích tắc, chưa đầy 7 ngày, Bệnh viện dã chiến đầu tiên phòng, chống dịch bệnh nCoV tại ấp Bàu Đưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi đã chính thức đi vào hoạt động hôm 10.2, trước kế hoạch đề ra.

Chia sẻ với phóng viên báo Một Thế Giới, đại tá Nguyễn Văn Hoàng - Phó tư lệnh, tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh TP.HCM cho biết Bệnh viện dã chiến cơ sở 1 ở huyện Củ Chi được đưa vào hoạt động nhanh hơn 1 ngày so với chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TP.HCM.

Sau khi Bệnh viện dã chiến này đi vào hoạt động, lực lượng quân đội sẽ tham gia đảm bảo cho bệnh viện này hoạt động theo yêu cầu của Sở Y tế TP. Nhiệm vụ chính của lực lượng quân đội tại Bệnh viện dã chiến là tham gia công tác hậu cần, phục vụ ăn uống...

Ngoài ra, lực lượng quân đội cũng cử 3 y bác sĩ thuộc lực lượng quân y tham gia trực tiếp vào công tác thu dung, điều trị các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV tại Bệnh viện dã chiến, trong đó chủ nhiệm quân y là 1 bác sĩ cùng với 1 y sĩ, và 1 y tá. Cùng với đó là 6 cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia vào các hoạt động của Bệnh viện dã chiến và cử lực lượng đầu bếp chịu trách nhiệm phục vụ các bữa ăn cho cán bộ, y bác sĩ và bệnh nhân tại đây.

“Bộ Tư lệnh TP.HCM sở Y tế TP.HCM đã có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trên tinh thần phòng, chống dịch bệnh nCoV là trên hết. Trong đó, Bộ Tư lệnh TP triển khai các lực lượng, còn Sở Y tế TP.HCM triển khai các trang thiết bị. Cả 2 cùng đoàn kết, thống nhất nhau để cùng nhau quyết tâm phòng, chống dịch bệnh nCoV hiệu quả”, ông Hoàng chia sẻ.

Riêng Bệnh viện dãchiến cơ sở 2 là Trung đoàn 10, Bộ Tư lệnh TP.HCM (ở xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè), ông Hoàng cho biết hiện lực lượng quân đội đã tiến hành tổng dọn dẹp vệ sinh, sắp xếp hạ tầng chuẩn bị sẵn sàng khi cần thiết sẽ triển khai ngay bệnh viện này. “Khi các trường hợp cách ly, theo dõi, điều trị nCoV ở Bệnh viện dã chiến cơ sở 1 gần lấp đầy, Sở Y tế TP tiếp tục triển khai nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế để đưa vào hoạt động Bệnh viện dã chiến cơ sở 2”, ông Hoàng nói.

PSG.TS.BS Tăng Chí Thượng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng sự hợp tác giữa ngành y tế và quân đội trong công tác chống dịch bệnh nCoV lần này không chỉ là chấp hành tốt sự chỉ đạo của lãnh đạo TP mà còn giúp ngăn ngừa phòng, chống dịch nCoV hiệu quả; đồng thời tạo sự đoàn kết, gắn bó, nâng cao trình độ của đội ngũ y bác sĩ của 2 đơn vị.

Theo ông Thượng, Bệnh viện dã chiến có một vai trò rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV, vì đây không chỉ cách ly, theo dõi những trường hợp nghi ngờ, những trường hợp đi từ hoặc đi qua từ vùng dịch nCoV mà còn điều trị cả những bệnh nhân nhiễm nCoV...

“Đây sẽ là nơi chịu trách nhiệm chính trong việc cách ly tập trung các trường hợp đến từ hoặc đi qua 31 địa phương có dịch bệnh nCoV tại Trung Quốc; đồng thời xử lý cả những trường hợp trở nặng”, ông Thượng nói.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh nCoV diễn ra vào những ngày đầu năm, đúng vào dịp tuyển quân, vì thế Sở Y tế TP.HCM đã hỗ trợ các trang thiết bị y tế, nhất là máy đo thân nhiệt được chuyển xuống phòngy tế các quận, huyện giúp Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện khi tập trung quân nhân sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe lần nữa nhằm đảm bảo không có trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV, góp phần bảo đảm an toàn cho việc giao quân vào ngày 12.2 tới.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi quân đội và y tế cùng chung 'chiến hào' chống coronavirus