Ngày 5.11, Hội nghị đột quỵ quốc tế năm 2022 do Trường đại học Y Dược phối hợp Trung tâm đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) tổ chức với chủ đề “Thách thức và cơ hội” đã diễn ra tại Hà Nội.

Khoảng 200 nghìn người bị đột quỵ mỗi năm: Cần rút ngắn thời gian đánh giá và nhập viện

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 05/11/2022, 18:57

Ngày 5.11, Hội nghị đột quỵ quốc tế năm 2022 do Trường đại học Y Dược phối hợp Trung tâm đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) tổ chức với chủ đề “Thách thức và cơ hội” đã diễn ra tại Hà Nội.

Đột quỵ xảy ra với mọi độ tuổi

Theo GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật kép, gồm các bệnh truyền nhiễm mới nổi cũng như các bệnh lưu hành và sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm.

Các bệnh không lây nhiễm chính có 4 nhóm gồm: các bệnh về tim mạch (trong đó có đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp), các bệnh về ung thư, bệnh hô hấp mạn tính và đái tháo đường. Đây đều là các bệnh/nhóm bệnh gây ra những hậu quả nặng nề do tỷ lệ tử vong và tàn phế khá cao. Theo con số thống kê, hàng năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ, và giống như các bệnh mạn tính khác, con số này vẫn đang có chiều hướng gia tăng.

Theo Hội đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi. Về con số tử vong, mỗi năm có tới 6,5 triệu ca với hơn 6% trong số đó là người người trẻ.

dot-quy-2.jpg
Số người bị đột quỵ tại nước ta đang gia tăng

"Từ trước đến nay, chúng ta luôn nghĩ đột quỵ chỉ xảy ra đối với những người già, tuy nhiên trong thời gian gần đây đột quỵ đã xảy ra cả với độ tuổi của những người trẻ, thậm chí có cả trẻ em. Con số những người trẻ bị đột quỵ ngày càng tăng cao đến mức báo động vì nhóm người trẻ tuổi là lực lượng lao động chính của mỗi gia đình và xã hội" - thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

dot-quy.jpg
Các chuyên gia y tế trao đổi các vấn đề phòng tránh và chữa trị về bệnh đột quỵ tại Việt Nam

Đột quỵ hiện nay đang là vấn đề nóng không chỉ ở Việt Nam mà còn là của toàn thế giới. Độ tuổi trung bình người dân Việt Nam hiện nay bị đột quỵ khoảng 65 tuổi, trong đó độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ, gấp 2,5 lần so với nữ. Những di chứng của đột quỵ để lại nặng nề nên việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh được hồi phục, trở lại cuộc sống tốt hơn.

Các biện pháp phòng ngừa và điều trị đột quỵ tại Việt Nam

PGS. TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết tỷ lệ bệnh nhân bị đột quỵ ở mọi lứa tuổi đang tăng cao, đặc biệt là ở độ tuổi người trẻ càng nhiều và ít người chú ý đến việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu tiên khi gặp người bị đột quỵ. Khi bệnh nhân bị đột quỵ ban đầu tiên chỉ có 6 giờ đầu thì sẽ có cơ hội điều trị tái tưới máu.

Chỉ có khoảng 14% trong tổng số 33% bệnh nhân đến sớm đã được điều trị tái tưới máu bằng kỹ thuật tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc sử dụng các dụng cụ lấy huyết khối đường động mạch. Ở nước ngoài thì đến 50% số bệnh nhân đến sớm được điều trị tái tưới máu khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện kịp thời và đúng lúc. Các bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi máu não chiếm 76%, tỉ lệ đột quỵ do chảy máu não là 24%. Ở nhóm đột quỵ dưới 45 tuổi, tỉ lệ đột quỵ do chảy máu não có xu hướng tăng, chiếm 46%.

dot-quy-3.png
Người mắc đột quỵ ngày càng trẻ hóa, bác sĩ chỉ yếu tố quan trọng phòng bệnh

Có những bệnh nhân khi tới bệnh viện bị cấp cứu mới chỉ có 11 tuổi, đối với những bệnh nhân bị đột quỵ khi còn trẻ thường là đột quỵ chảy máu não sẽ liên quan đến tăng huyết áp ở bệnh nhân. Tuy nhiên rất nhiều trong số đấy liên quan đến những bất thường về mạch máu vốn có tiềm ẩn từ trước mà người bệnh không được phát hiện, và đột quỵ là hậu quả cuối cùng ở thời điểm mạch máu bị vỡ ra. Chính vì vậy, những bệnh nhân có người nhà có tiền sử bất thường về mạch máu, ví dụ như dị dạng động tĩnh mạch, các khối phình động mạch não thì nên tầm soát người trong gia đình để phát hiện sớm các trường hợp có yếu tố nguy cơ, từ đó có các biện pháp phòng ngừa vỡ các mạch máu gây ra đột quỵ chảy máu não.

"Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho chiến lược điều trị, đầu tiên đó là vấn đề về cấp cứu chung, ngay tại các bệnh viện cũng cần rút ngắn thời gian đánh giá để làm sao có thể mang được nhiều cơ hội cho người bệnh cấp cứu đột quỵ có thể được điều trị tái tưới máu trong khoảng thời gian cửa sổ từ 4,5 - 6 giờ. Đồng thời cần thay đổi lối sống để kiểm soát chỉ số huyết áp tốt, nhằm ngăn ngừa bệnh đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai" - bác sĩ Mai Duy Tôn cho hay.

Từ kết quả nghiên cứu, các chuyên gia y tế cũng đã đưa ra các khuyến cáo cụ thể về các biện pháp phòng ngừa và điều trị đột quỵ tại Việt Nam. Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp cắt giảm yếu tố nguy cơ, cần chú trọng hơn nữa cấp cứu trước viện. Các đơn vị bệnh viện cũng cần rút ngắn thủ tục cấp cứu để người bệnh được áp dụng biện pháp điều trị sớm nhất…

Bài liên quan
Đột quỵ khi thức giấc giữa đêm: Cách nhận biết và xử trí
Đột quỵ khi thức giấc giữa đêm là tình trạng người bệnh xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ ngay sau khi thức dậy vào ban đêm hoặc sáng sớm. Việc không xác định được chính xác thời điểm khởi phát đột quỵ gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khoảng 200 nghìn người bị đột quỵ mỗi năm: Cần rút ngắn thời gian đánh giá và nhập viện