Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2017 do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 23.12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh không được cài cắm vào luật những nội dung không vì lợi ích chung mà chỉ để phục vụ lợi ích riêng của ngành mình hay của một nhóm người nào đó.

Không chấp nhận cài cắm vào luật những nội dung vì lợi ích riêng

Trí Lâm | 23/12/2016, 16:53

Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2017 do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 23.12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh không được cài cắm vào luật những nội dung không vì lợi ích chung mà chỉ để phục vụ lợi ích riêng của ngành mình hay của một nhóm người nào đó.

Bộ Tư pháp đánh giá việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) tiếp tục được chú trọng đầu tư nguồn lực, với nhiều quy định bảo đảm tốt hơn các quyền con người, quyền công dân, phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Bộ Tư pháp cùng các bộngành đã giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua 12 luật, nghị quyết; (riêng Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ trình Quốc hội thông qua 2 luật và cho ý kiến với 3 luật khác), trong đó có những dự án luật quan trọng để triển khai thi hành Hiến pháp 2013. Toàn ngành tư pháp đã tổ chức thẩm định11.885dự thảo VBQPPL (tăng 24,7% so với năm 2015), trong đó có5.298dự thảo VBQPPL do các Sở Tư pháp và5.417dự thảo do các Phòng Tư pháp thẩm định. Đặc biệt là Bộ đã đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành thẩm định đối với 50/50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, với việc đề nghị cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết lần đầu tiên Chính phủ không còn nợ nghị định, văn bản hướng dẫn những luật, pháp lệnh đã có hiệu lực. Trong kết quả đó, có vai trò rất lớn của Bộ Tư pháp, nhiều vấn đề trái quy định, gây cản trở thì đã bị Bộ Tư pháp “tuýt còi” tương đối kịp thời.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn cho rằng các văn bản pháp luật còn nhiều hạn chế, chất lượng còn thấp, thiếu ổn định, nên thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung. Vẫn còn tình trạng để Quốc hội phải “bắc nước chờ gạo, nước đã sôi mà vẫn chưa thấy mang gạo tới”.

“Điều đáng buồn là Bộ luật Hình sự phải tạm dừng hiệu lực do có gần 100 sai sót phải sửa đổi. Đây là điều chưa có tiền lệ. Đề nghị các đồng chí thẳng thắn trao đổi để qua đórút kinh nghiệm chung, tìm ra bài học để khắc phục, đặc biệt là rà soát để sớm báo cáo Thường vụ Quốc hội, với tư cách các đồng chí hiện nay là trưởng ban soạn thảo”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho rằng phải có quyết tâm mạnh mẽ chuyển từ mệnh lệnh hành chính sang kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, luật pháp, chính sách phải phản ứng kịp thời hơn với mọi thay đổi, biến động của đời sống xã hội.Bộ Tư pháp phải làm tốt hơn nữa việc lập chương trình xây dựng pháp luật, phải là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng, tiến độ của thể chế, chương trình xây dựng pháp luật. Khắc phục cho được tình trạng Quốc hội lưu ý là “nay rút, mai lùi”. Làm tốt khâu thẩm định, chống lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế.

“Luật ban hành nhiều nhưng tình trạng thực thi pháp luật vẫn là khâu rất yếu, không nghiêm, dẫn đến tình trạng nhờn luật trong xã hội. Tình trạng này chưa khắc phục được. Đặc biệt là đối tượng trực tiếp để chúng ta giáo dục pháp luật còn hạn chế. Tình trạng này người ta hay nói là “ngứa trên đầu lại gãi dưới chân”. Còn có sự chung chung trong quá trình này. Tôi mong các Sở Tư pháp, Ủy ban Nhân dân các địa phương phải làm tốt hơn khâu này”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng cho rằngkhông thể chấp nhận văn bản pháp luật ban hành có nội dung không vì lợi ích của toàn xã hội mà vì lợi ích riêng của một bộ, một ngành nào đó. Chính bản thân Bộ Tư pháp cần rút kinh nghiệm và làm gương về những việc này”.

“Tôi nói nôm na là không được cài cắm vào luật những nội dung không vì lợi ích chung mà để phục vụ lợi ích riêng của ngành mình hay của một nhóm người nào đó. Bộ Tư pháp cần tham mưu, thẩm định thế nào để khi pháp luật trao quyền cho bất cứ ai đều phải có cơ chế hiệu quả để kiểm soát quyền lực đó, kể cả Thủ tướng” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thanh Long rằnglàm thế nào để Bộ Tư pháp mạnh lên, ngành tư pháp mạnh lên, đúng với vị trí, vai trò nhiệm vụ được giao trong bối cảnh chúng ta thực sự chú trọng công tác xây dựng, thực thi thể chế."Chúng ta phải làm gì để từng cán bộ, chuyên viên Bộ Tư pháp, ngành tư pháp cả nước phát huy được hết năng lực, trí tuệ, trách nhiệm?".

Thủ tướng cũng cho biết cảm thấy lo lắng khi ở một số cơ quan, bộ phận pháp chế không được coi trọng và quan tâm đúng mức.

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biếtnhững kết quả mà bộ, ngành đã đạt được chỉ là bước khởi đầu trong nhiệm kỳ mới của Chính phủ và vẫn chưa đáp ứng được với kỳ vọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Long khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu những chỉ đạo sâu sắc của Thủ tướng tại hội nghị và hứa sẽ quán triệt đầy đủ tới cán bộ toàn ngành.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không chấp nhận cài cắm vào luật những nội dung vì lợi ích riêng