Cám ơn giải U.21 quốc gia Thanh Niên, sân chơi của các cầu thủ trẻ nhiều năm nay, bệ phóng sản sinh lớp tuyển thủ chất lượng.

Không chỉ là bóng đá!

Nguyễn Văn Mỹ | 27/02/2022, 22:43

Cám ơn giải U.21 quốc gia Thanh Niên, sân chơi của các cầu thủ trẻ nhiều năm nay, bệ phóng sản sinh lớp tuyển thủ chất lượng.

Tôi không phải là tín đồ túc cầu, dù hồi bé cũng rất mê đá bóng. Trẻ quê, bọn con trai, không đá bóng thì biết chơi gì? Tôi chỉ xem mấy trận cầu đỉnh của các giải lớn quốc tế hoặc của đội tuyển Việt Nam với khung giờ hợp lý. Nhưng nay thì khác.

Đội tuyển Việt Nam ở giải U.23 châu Á ở Thường Châu (Trung Quốc) năm 2018 đã truyền cho tôi nhiều bài học thú vị về kỹ, chiến thuật; đặc biệt là tinh thần và khát vọng Việt Nam. Với sự dẫn dắt của huấn luyện viên Pak Hang Seo, đội tuyển Việt Nam làm nên địa chấn bóng đá châu Á. Từ đội tuyển ì ạch ở Asean, vươn lên đánh bại nhiều đội tuyển hàng đầu châu lục, vào tới tận chung kết, giành ngôi á quân kiêu hãnh.

Thắng lợi Thường Châu là bệ phóng để bóng đá Việt Nam tiếp tục thành công, vô địch AFF Cup 2019, vô địch Seagame 30 - 2019 (cả nam lẫn nữ), vô dịch bóng đá nữ Asean 2019… Năm 2021, đội tuyển quốc gia tham gia vòng loại World Cup 2022. Năm 2020, thể thao thế giới đứng hình vì dịch bệnh. Sau đó, đội tuyển nam Việt Nam liên tiếp thất bại ở đấu trường World Cup, bị loại ở bán kết AFF Cup 2021 nhưng đội tuyển nam Fustal lọt vào vòng 1/8 World Cup 2021.

Năm 2022, bóng đá Việt Nam lại vùng lên mạnh mẽ. Ngày 1.1, đội tuyển nam có chiến thắng đầu tiên của Asean ở World Cup (thắng Trung Quốc 3 – 1). Đội tuyển nữ vượt khó ngoạn mục, lần đầu tiên giành vé tham dự World Cup 2022 ở Ấn Độ vào ngày 7.1 (thắng Đài Loan 2 - 1).

Xem U23 Việt Nam giao hữu rồi đá vòng loại U.23 châu Á, dù vượt qua vòng loại, nhiều người vẫn rất lo vì các trận thắng thiếu thuyết phục. Khi giải U.23 Asean khởi tranh, dù là fan trung thành của các đội tuyển quốc gia, tôi không mấy tin tưởng vào đội tuyển Việt Nam. Gọi là U.23 nhưng nòng cốt là U.21 tăng cường. Thái Lan chỉ cử U.19, Indonesia và Myanmar bỏ cuộc vì dịch. Các nước đều xem giải U23 là dịp tổng dợt của các cầu thủ trẻ, có tuyển thủ chỉ 16 tuổi.

cauthutrekhahoa.jpg
Những cầu thủ trẻ trên sân bóng giải U.21 Quốc gia - Ảnh: Khả Hòa

Các cầu thủ Việt Nam đã xóa tan mọi nghi ngờ của người hâm mộ ở trận ra quân, thắng Singapore 7 – 1 dù 9/27 cầu thủ bị dương tính, không thể ra sân. COVID tiếp tục tấn công các đội tuyển, Việt Nam không đủ quân số ra sân, phải tăng viên từ quê nhà. Lập túc VFF và các ngành liên quan đã cấp tốc, làm việc thâu đêm, đảm bảo mọi thủ tục cần thiết, để 6 cầu thủ viện binh tốc hành đến Phnom Penh. Đội hình lắp ghép, thủ môn thứ 2 bắt chính, có cầu thủ đi đường bộ cả ngày, vừa tới nơi xỏ giày ra sân. Vậy mà vẫn vượt qua kình địch Thái Lan với tỉ số 1- 0.

Covid vẫn đùa dai, không chịu buông tha, lần thứ 2, tuyển Việt Nam phải thần tốc chi viện thêm 4 cầu thủ Cố hết sức và làm hết cách, cũng chỉ còn 13 cầu thủ đủ điều kiện ra sân, trong đó có 2 thủ môn. Trận bán kết với Timor Lester kéo dài 120 phút, vắt kiệt sức của từng tuyển thủ. Việt Nam phải đưa thủ môn số 4 vào đá tiền đạo (thủ môn thứ 3 bắt chính). Xót nhất là cảnh các cầu thủ la liệt nằm sân, vẫn cắn răng tiếp tục chiến đấu đúng nghĩa.

Vì không còn người để thay, nhiều cầu thủ Việt Nam lả sức vẫn quên mình lăn xả. Những lúc không có bóng, các cầu thủ phải ngồi xổm cho đỡ căng cơ. Đang ngồi cóc, thấy bóng là lao như tên bắn, đoạt bóng tấn công. Bất phân thắng bại cả 2 hiệp chính lẫn hai hiệp phụ, 2 đội bước vào sút luân lưu. Việt Nam giành chiến thắng kịch tích chung cuộc 5 – 3.

Trận chung kết bớt nghiệt ngã, nhờ số phục hồi âm tính nhiều hơn dương tính, Việt Nam có 16 cầu thủ ra sân. Vẫn đội hình lắp ghép, được nghỉ ít hơn, lại vừa vắt kiệt sức với Tiomer Lester, nhưng tuyển Việt Nam, một lần nữa, vượt qua kình địch Thái Lan với tỉ số 1 – 0 và giành ngôi vô địch đầy thuyết phục. Giải đấu đã để lại quá nhiều ấn tượng và những bài học kỳ thú.

Trong lịch sử giải, Việt Nam là đội duy nhất toàn thắng và giữ sạch lưới. Trong giải 2022, tuyển Việt Nam ghi nhiều bàn thắng nhất (9 bàn, chưa kể đá luân lưu); trận có nhiều bàn thắng nhất giải (7 bàn). Ra sân với lượng cầu thủ tối thiểu (13 người). Thủ môn thứ 3 được bắt chính và trở thành người hùng. Thủ môn thứ 4 được ra sân đá tiền đạo. Đội hình chắp vá, nhiều cầu thủ đá trái sở trường. 8/10 cầu thủ chi viện đi ô tô cả ngày, tới nơi chỉ kịp xỏ giày và đá…

Tôi đã thấy thấp thoáng “Tinh thần Thường Châu” trong những bước chạy bứt phá của nữ cầu thủ Thanh Nhã (buộc Thái Lan nhận 1 thẻ đỏ và 1 thẻ vàng) cùng nhiều nữ tuyển thủ khác khi vượt qua đại dịch, chiến thắng liên tiếp ở Ấn Độ đầu Xuân 2022. Tinh thần ấy lại bùng lên mạnh mẽ thành “Khát vọng Việt Nam” trong giải U.23 Asean 2022.

Trong rủi có may. Nếu không bị dịch bệnh tấn công điêu đứng, tinh thần Việt đâu có dịp chứng minh. Huấn luyện viên Mai Đức Chung và Đinh Thế Nam dễ gì khẳng định tài cầm quân trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Những kép phụ của U.23 (các cầu thủ tăng viện và thủ môn Đặng Tuấn Hưng) làm gì có cơ hội thể hiện cả trình độ và bản lĩnh, không hề thua các kép chính. Cả 5 quả sút luân lưu đều hoàn hảo, điều mà cả những ngôi sao quốc tế lừng lẫy, có lúc thất bại.

Xem U.23 càng sướng vì không thấy những tiểu xảo của cầu thủ. Từ việc ăn vạ, vào bóng triệt hạ đến vung tay, phi thân vào đối thủ. Xem các cầu thủ tăng cường thi đấu tự tịn, mạch lạc dù không hề được tập đợt, chuẩn bị mà ngạc nhiên và khâm phục. Đó là bài học giỏi mấy cũng có người thay, thích ứng với mọi tình huống, đồng lòng và quyết tâm thì nghịch cảnh nào cũng có thể vượt qua.

Cám ơn giải U.21 quốc gia Thanh Niên, sân chơi của các cầu thủ trẻ nhiều năm nay, bệ phóng sản sinh lớp tuyển thủ chất lượng. Tuyển U.23 Việt Nam thực chất là U.21 tăng cường, trưởng thành từ giái U.21 quốc gia Thanh Niên. Trong khi lứa U.23 thật, ít được ra sân ở V.League nên thi đấu kém hơn, lớp đàn em có dịp chinh chiến ở sân chơi riêng nên rất lửa.

giaiu21.png
Nhà báo Nguyễn Công Khế, Trưởng BTC giải thường nhắc đi nhắc lại mỗi khi tổ chức giải U.21 hay U.19 là chỉ có bóng đá trung thực, sòng phẳng, sạch sẽ thì mới mang lại sự hấp dẫn. 

“Tinh thần Thường Châu” 2018, đã tiếp lửa cho nhiều ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có du lịch. Nhờ cú hích Thường Châu 2018 của bóng đá, năm 2019, du lịch Việt Nam ngoạn mục tăng trưởng 16% khách quốc tế.

Giữa bộn bề khó khăn sau hơn 2 năm bị dịch bệnh hoành hành, tôi tin là “Khát vọng Việt Nam” từ giải U.23 Asean sẽ truyền lửa cho kinh tế Việt Nam, đặc biệt là để ngành du lịch (chung Bộ chủ quản) vượt khó, nhanh chóng hồi sinh, tăng tốc phát triển, rút ngắn thời gian, tái lập thành công của du lịch 2019.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không chỉ là bóng đá!