Trung Quốc đang phải đối mặt với khủng hoảng thừa thịt lợn kể từ đầu năm 2021 đến nay do việc giết mổ ồ ạt.

'Khủng hoảng' thừa thịt lợn ở Trung Quốc và cơ hội cho Việt Nam

Tuyết Nhung | 19/08/2021, 14:01

Trung Quốc đang phải đối mặt với khủng hoảng thừa thịt lợn kể từ đầu năm 2021 đến nay do việc giết mổ ồ ạt.

Bộ Công Thương cho biết Trung Quốc đang phải đối mặt với khủng hoảng thừa thịt lợn kể từ đầu năm 2021 đến nay do việc giết mổ ồ ạt và trọng lượng lợn xuất chuồng tăng từ 2-3 lần so với bình thường.

unnamed.jpg
Trung Quốc đang phải đối mặt với khủng hoảng thừa thịt lợn kể từ đầu năm 2021- Ảnh: Internet

Trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc lên đến khoảng 27 triệu tấn, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2020. Lợn nuôi của nước này ở thời điểm cuối tháng 6 tăng 30% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 439 triệu con.

Số lượng giết mổ lợn tại Trung Quốc đạt 337,42 triệu con, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng tăng mạnh đã gây áp lực lên giá thịt lợn tại Trung Quốc, gây ra thua lỗ lớn đối với nhiều người chăn nuôi.

Trước tình hình dư thừa nguồn cung trên, Uỷ ban Phát triển và cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã phải can thiệp thị trường bằng cách mua vào lượng lớn thịt lợn để ngăn chặn việc giá giảm thêm nữa. NDRC cho biết sẽ nâng cao vai trò của dự trữ thịt lợn quốc gia trong việc bình ổn sản lượng và giá thịt lợn.

Như vậy, bằng cách mua vào khi giá thịt xuống quá thấp và bán ra khi nguồn cung thịt bị thắt chặt sẽ giúp Chính phủ Trung Quốc chủ động hơn trong việc điều tiết giá thịt lợn,

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 5,08 triệu tấn thịt, trị giá 16,54 tỉ USD.

Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu 2,3 triệu tấn thịt lợn, trị giá 6,58 tỉ USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Brazin, Mỹ, Đan Mạch và Canada...

Tây Ban Nha là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2021, chiếm 32,2% trong tổng trị giá nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc. Đứng thứ 2 là Brazin chiếm 12,9% tổng trị giá nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc.

Số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thịt của Trung Quốc đang chậm lại, cùng với việc Trung Quốc đặt mục tiêu tự cung tự cấp 95% thịt lợn. Bộ Công Thương dự báo: "Khả năng nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc sẽ hạ nhiệt trong năm 2021. Dự kiến trong các tháng cuối năm 2021, Trung Quốc có thể giảm nhập khẩu mặt hàng thịt lợn do giá thịt lợn ở nước này đang thấp hơn so với giá thịt lợn nhập khẩu".

Trước tình hình trên tại Trung Quốc, Ngân hàng Rabobank cho rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường nhập khẩu thịt lợn trong nửa cuối năm 2021. Đáng nói, giá thịt lợn nhập khẩu của Việt Nam có thể giảm mạnh do cạnh tranh thương mại toàn cầu đang tăng lên khi nhu cầu tại Trung Quốc yếu đi.

Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 80,85 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 187,13 triệu USD, tăng 154,8% về lượng và tăng 144,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.314 USD/tấn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo sản lượng thịt gia súc và gia cầm trong quý 3/2021 đạt khoảng 1.387,6 nghìn tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản lượng thịt lợn đạt khoảng 884 nghìn tấn, tăng 4,5%.

"Mặc dù quy mô chăn nuôi lợn của Việt Nam đã gần phục hồi bằng mức trước dịch tả lợn, nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu thịt lợn do vẫn còn thâm hụt cung - cầu", cơ quan này nhìn nhận.

Bài liên quan
Việt Nam tạm dừng nhập khẩu thịt lợn từ Ba Lan và Hungary
Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PT-NT Hà Công Tuấn vừa ký văn bản tạm dừng nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn từ Hungary và Ba Lan vào Việt Nam nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Khủng hoảng' thừa thịt lợn ở Trung Quốc và cơ hội cho Việt Nam