Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PT-NT Hà Công Tuấn vừa ký văn bản tạm dừng nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn từ Hungary và Ba Lan vào Việt Nam nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam.

Việt Nam tạm dừng nhập khẩu thịt lợn từ Ba Lan và Hungary

Trí Lâm | 14/09/2018, 16:22

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PT-NT Hà Công Tuấn vừa ký văn bản tạm dừng nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn từ Hungary và Ba Lan vào Việt Nam nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam.

Công văn nêu rõ, theo Thông báo của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) về tình hình dịch tả lợn châu Phi tại Hungary, từ đầu năm 2018 đến nay tại Hungary đã xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) trên lợn rừng tại hai tỉnh Heves và Szabolcs-Szatmar-Berge gây chết 17 con và phải tiêu hủy 1 con lợn.

Tại Ba Lan, từ đầu năm 2018 đến nay cũng đã xảy ra dịch tả lợn châu Phi tại 5 tỉnh (Warminsko-Mazurskie, Podkarpackie, Podlaskie Mazowieckie, Lubelskie) trên 315 con lợn rừng và 162 con lợn nuôi trong tổng đàn 5.440 con.

Nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh ASF vào Việt Nam, bảo đảm an toàn dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Việt Nam sẽ tạm dừng nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc từ các tỉnh của Hungary và Ban Lan đang có ASF áp dụng từ ngày 20.9.2018 cho đến khi Hungary và Ba Lan công bố an toàn ASF theo quy định của OIE.

Đồng thời, Việt Nam cho phép nhập khẩu vào những lô hàng thịt lợn và sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc từ các tỉnh đang có dịch nhưng đã rời cảng xuất hành trước ngày 20.9.2018 và đang trên đường từ Hungary, Ba Lan đến Việt Nam.

Bộ NN-PT-NT ông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu cơ quan Thú y tổ chức kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm an toàn dịch bệnh nhất là bệnh ASF đối với những lô hàng này.

Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh tả lợn Châu Phi làm tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con. Tại Trung Quốc, 14 ổ dịch đã xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang). Tổng cộng đã có hơn 38.000 con lợn các loại đã buộc phải tiêu hủy; bệnh có chiều hướng lây lan dần về phía Nam, tiến gần đến các tỉnh biên giới với Việt Nam.

Đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Việt Nam khẳng định, bệnh dịch tả châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người. Tuy nhiên, khả năng tồn tại của virus dịch tả lợn châu Phi cao hơn nhiều so với virus gây cúm hoặc lợn tai xanh. Cụ thể, loại virus này có khả năng tồn tại trong thịt đônglạnh vô thời hạn; trong sản phẩm mỡ khô 1 năm; trong máu, thịt muối, xúc xích, nội tạng 3 tháng; trong phân, đất hơn 1 tuần.

“Bản thân virus dịch tả lợn châu Phi lây lan rất chậm trong cùng trại chăn nuôi, tuy nhiên nếu đã mắc bệnh, lợn sẽ chết gần như 100%. Điều này cũng có nghĩa ngay cả khi có virus bệnh xâm nhập, lợn cũng chỉ chết rải rác chứ không phải đồng loạt như những dịch bệnh khác”, vị đại diện cho hay.

Trước đó, Nhật Bản đã tiêu hủy và chôn lấp 546 con lợn. Nhật Bản cũng đã tạm dừng xuất khẩu thịt lợn để ngăn ngừa sự lây nhiễm sau khi dịch tả lợn tại một trang trại ở miền Trung Nhật Bản được xác nhận hồi cuối tuần trước.

Lệnh cấm xuất khẩu dự kiến sẽ có hiệu lực ít nhất 3 tháng cho đến khi Nhật Bản được công bố hết dịch. Xuất khẩu thịt lợn của Nhật Bản đạt giá trị đến 1.000 tỉ Yên (9 tỉ USD) trong năm 2017. Xuất khẩu thịt lợn có thể được tiếp tục khi các nước nhập khẩu thịt lợn của Nhật Bản chấp thuận. Bộ trưởng Nông nghiệp Ken Saito tại một cuộc họp đặc biệt ngày 9.9 cam kết sẽ ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh.

Tại Lào, để bảo vệ và ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan, Chính phủ và Bộ Nông-Lâm Lào ban hành thông báo số 0945/BNL ngày 5.9.2018 về việc tạm thời ngừng nhập khẩu thịt lợn, lợn giống, lợn con và tất cả các loại sản phẩm thịt lợn từ Trung Quốc.

Đặc biệt các tỉnh có biên giới giáp với Trung Quốc như Bokeo, Luangnamtha, Udomxay và Phongsaly tạm dừng việc cho phép, cấp phép nhập khẩu thịt lợn, lợn giống, lợn con và tất cả các loại sản phẩm thịt lợn từ Trung Quốc về để tiêu thụ hoặc nuôi.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam tạm dừng nhập khẩu thịt lợn từ Ba Lan và Hungary