Bộ tứ quyền lực là những con người mà gần như mọi ngõ ngách trên toàn cầu trong năm qua đều biết đến, họ là tâm điểm ở hầu hết các điểm nóng cũng như là những người quyết định phần nào đó vận mệnh nhân loại trong năm 2016.

Kì 1: Tổng thống Barack Obama đuối trong năm cuối

28/12/2016, 07:35

Bộ tứ quyền lực là những con người mà gần như mọi ngõ ngách trên toàn cầu trong năm qua đều biết đến, họ là tâm điểm ở hầu hết các điểm nóng cũng như là những người quyết định phần nào đó vận mệnh nhân loại trong năm 2016.

Năm 2016 là thời điểm mà chủ nghĩa khủng bố vẫn tiếp tục hoành hành, vấn đề di cư chưa được giải quyết, Biển Đông ngày càng căng thẳng, cuộc bầu cử Mỹ đầy kịch tính cho tới phút chót và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan trên toàn thế giới.

Ở đó người ta thấy Tổng thống Mỹ Barack Obama xuất hiện gần như trên mọi "chiến tuyến", dù có thể kết quả của sự xuất hiện của ông không đạt được như mong muốn.

Năm cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ luôn là một năm "đáng quên" cho người đứng đầu Nhà Trắng khi mà lưỡng viện quốc hội đều không nằm trong vòng kiểm soát của đảng Dân chủ.

Kết quả là ông Obama gần như không thể đưa ra được những quyết định lớn như thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay bổ nhiệm thẩm phán tối cao vì sự cản trở của quốc hội.

Mờ nhạt trên bàn cờ thế giới

Trong năm qua, ông Obama liên tục thực hiện những chuyến công du ra nước ngoài giúp nước Mỹ mở rộng ban giao với nhiều nước cựu thù và trấn an đồng minh.

Tuy nhiên, các nỗ lực ngoại giao của ông Obama đều không có thành tựu nào đáng kể. Điển hình nhất là chuyến công du tới Anh hồi đầu tháng 4. Mục tiêu lớn nhất của chuyến thăm đó là củng cố vững chắc quan hệ hai nước và kêu gọi người dân Anh đừng bỏ phiếu rời khỏi EU.

Kết quả, như mọi người đều biết là mặc cho những lời khuyên về tương lai chung của châu Âu hay những lời đe dọa cô lập Anh vì quyết định tách khỏi EU của ông Obama người dân nước này vẫn bầu chọn cho Brexit.

Mới đây nhất, ngay sau khi cuộc bầu chọn Tổng thống Mỹ có kết quả là chiến thắng bất ngờ của ông Donald Trump, Tổng thống Obama phải thực hiện một chuyến công du sang châu Âu để trấn an các nước đồng minh. Chính sách tiếp cận của ông Obama để giải quyết khủng hoảng Trung đông, xoay trục châu Á cho đến những thỏa thuận thương mại quan trọng đều thất bại.

Tại Syria, liên tục những lằn ranh đỏ được ông Obama vạch ra nhưng không thể thực hiện. Kết quả là, trong ván bài chính trị tại quốc gia này Mỹ gần như đã bị gạt ra ngoài hoàn toàn. Điển hình nhất là trong những thỏa thuận hòa bình mới đây tại Syria đều không có sự tham gia của Mỹ.

Ở Biển Đông, tình hình vẫn tiếp tục gia tăng căng thẳng bất chấp những cuộc tuần tra hàng hải của Mỹ. Philippines, đồng minh lâu năm của Mỹ thì được cho là đang ngả về phía Trung Quốc. Bắc Kinh, một mặt tuyên bố không quân sự hóa Biển Đông, mặt khác lại ráo riết xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp và triển khai vũ khí lên những hòn đảo này.

Trên bình diện thương mại thì những thỏa thuận thương mại lớn mà ông Obama dành nhiều thời gian hỗ trợ như TPP và TTIP (Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương) đều bị chặn lại tại quốc hội và phải chờ đợi tổng thống kế tiếp của Mỹ giải quyết.

Nhưng ồn ào ở trong nước

Trong mặt trận chính trị, ông Obama được xem là Tổng thống Mỹ nhúng tay sâu nhất vào cuộc bầu cử chọn người thay thế mình. Ông không giấu sự ủng hộ hết mình đối với ứng viên Hillary Clinton của đảng Dân chủ. Ông còn đích thân "trợ chiến" cho bà Clinton khi thực hiện các buổi mít tinh ủng hộ bà ở những bang chiến lược. Tuy nhiên, kết quả của cuộc bầu cử một lần nữa lại chuyển thất bại cho ông.

Dù thua dài trên mọi mặt trận từ kinh tế tới chính trị và ngoại giao, ông Obama cho thấy lòng quyết tâm, không bỏ cuộc của mình, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại khi quyền lực của ông chỉ còn tính bằng ngày.

Trong những ngày qua, Tổng thống Obama vẫn làm việc bình thường thậm chí là tạo ra nhiều chính sách mới như việc để Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết lên án Israel. Động thái chắc chắn sẽ làm khó người kế nhiệm của ông là ông Trump trước một đồng minh lớn như Israel.

Không dừng lại đó, ông Obama cũng đưa ra những bước đi bảo vệ di sản trong 8 năm cầm quyền của mình đặc biệt là trong vấn đề ObamaCare. Cuối cùng, dù tuyên bố sẽ viết sách ngay sau khi rời Nhà Trắng, ông Obama cũng để ngỏ khả năng trở thành người chỉ trích chính quyền mới của Mỹ nếu không hài lòng với cách điều hành của chính quyền mới.

Thiên Hà

Bài liên quan
Bộ Thương mại Mỹ: Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ
Bộ Thương mại Mỹ (USITC) công bố đầu tháng 11.2024, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kì 1: Tổng thống Barack Obama đuối trong năm cuối