Những nhân vật đồng tính nam hay đồng tính nữ xuất hiện trên sân khấu như là cách thừa nhận thực tế đang tồn tại.

Kịch đồng tính: Không chỉ để gây cười!

Một Thế Giới | 06/01/2014, 11:45

Những nhân vật đồng tính nam hay đồng tính nữ xuất hiện trên sân khấu như là cách thừa nhận thực tế đang tồn tại.

Trong mùa tết năm 2014, nhiều sân khấu kịch dùng chiêu đồng tính để gây cười nhưng cũng có vở có nội dung giàu tính nhân văn.

Thông điệp đẹp

Nhiều năm qua, hình ảnh người đồng tính xuất hiện rất nhiều trên sân khấu kịch TP.HCM. Tuy nhiên, hầu hết các nhân vật này cốt yếu được xây dựng tạo nên tình huống gây cười một cách trái khoáy. Điều này được lập lại trong mùa kịch Tết năm 2014 qua vở Linh vật hoàng cung (Tác giả Minh Ngọc – Minh Phương, đạo diễn Vũ Minh). Trong vở diễn này, Gia Bảo vào vai Ngân Kim, một nhân vật mua quan bán tước. Tình huống Ngân Kim cởi áo nam nhi để lộ lớp áo nữ bên trong hiện nguyên hình là một người đồng tính gây bất ngờ cho người xem. Nhưng xét toàn cục nhân vật của anh chỉ giữ vai trò tạo tiếng cười nhằm làm mềm đi nội dung câu chuyện đậm tính chính luận, nóng hỏi tính thời sự. Đình Toàn vào vai Hoàng Thái Hậu cũng cốt yếu chỉ để tạo tiếng cười.  
Kich dong tinh: Khong chi de gay cuoi!
Ái Như và Quốc Thịnh trong vở Oan tình ai thấu, vở diễn có yếu tố giới tính được dàn dựng nghiêm túc tại sân khấu Hoàng Thái Thanh

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ở những sân khấu khác câu chuyện đồng tính được kể theo một cách khác hơn. Từ ngày chính thức đi vào hoạt động cho đến giờ, Hoàng Thái Thanh không dựng hài kịch và chưa chạm đến vấn đề giới tính. Nhưng trong mùa Tết năm nay, sân khấu này đã phá lệ dựng một vở bao gồm hai yếu tố kể trên qua vở diễn Oan tình ai thấu (tác giả: Nguyễn Thị Minh Ngọc – Hoàng Thái Thanh, đạo diễn Ái Như). Nhân vật chính của câu chuyện là luật sự Trần Thật Thành (NSUT Thành Hội) và bà Ngừ (Ái Như). Cả hai người sống ở hai hoàn cảnh khác nhau nên hình thành nên 2 nếp nghĩ khác nhau. Vì vậy, hai người luôn không thể hiểu nhau.

Vì một tai nạn điện giật, hồn ông Thành nhập vào xác bà Ngừ và ngược lại. Họ đã thay đổi vị trí cho nhau và nhờ vậy họ đã hiểu về nhau nhiều hơn. Trong vở diễn này, NSUT Thành Hội lần đầu hóa thân vào nhân vật “hồn nữ xác nam” nhưng anh đã lột tả xuất sắc tính cách nhân vật bán nam bán nữ. Ngược lại Ái Như cũng rất “men” khi hồn ông Thành đã nhập vào người chị. Tình huống trái khoáy này tạo ra tiếng cười vui nhộn nhưng rõ ràng mạch câu chuyện diễn ra một cách hợp lý. Yếu tố gây cười chỉ là phụ và mục đích chính là khuyên mọi người hãy đặt mình vào hoàn cảnh người khác để hiểu và thông cảm nhau hơn.

Tương tự như thế, vở Đổi chồng, đổi vợ (tác giả Vương Huyền Cơ, đạo diễn Minh Béo) vừa ra mắt tại sân khấu Sao Minh Béo cũng đề cập đến tình huống thay hồn đổi xác. Tân (Minh Béo) là giám đốc công ty thời trang. Chi (Maica) vợ Tân chỉ ở nhà lo việc nội trợ và chăm sóc chồng. Cả hai luôn tự xem mình là người quan trọng và khinh thường vai trò đối phương. Bực mình trước sự cố chấp này, vợ chồng táo quân đã đổi hồn của hai vợ chồng họ. Người vợ trong thân xác người chồng đảm nhiệm công việc đàn ông mà cô chưa từng kinh qua. Người chồng trong thân xác người vợ phải lo việc bếp núc và nội trợ.
Kich dong tinh: Khong chi de gay cuoi!
Gia Bảo vai Ngân Kim, một nhà buôn quyền lực trong vở Linh vật hoàng cung tại sân khấu Idecaf
Nhờ vậy, cả hai đã bắt đầu hiểu ra mỗi công việc của người vợ và người chồng đều có những khó khăn và thử thách. Từ đó, khi được trả lại hồn thì cả hai biết trân trọng nhau hơn. Trong vở diễn này, Minh Béo đã thể hiện sự đỏng đảnh, ghen tuông của một người phụ nữ và thân hình hộ pháp của anh trong ngôn ngữ cơ thể ẻo lả của đàn bà trở thành hai trạng thái trái ngược và vì vậy gây cười. Nhưng cái sự giả gái này được tạo nên từ tình huống hợp tình hợp lý nên tiếng cười không vỡ ra theo kiểu mượn hình ảnh người đồng tính cốt yếu để gây cười.

Sân khấu đồng cảm với người đồng tính

Cách đây vài năm người viết có dịp trao đổi với một người am hiểu về nghệ thuật. Nghệ sĩ này lý giải rằng sở dĩ trên sân khấu Việt càng có nhiều nghệ sĩ giả gái hay giả trai là vì thực tế số lượng người đồng tính trong xã hội gia tăng, bao gồm cả giới nghệ sĩ lẫn khán giả yệu kịch nói. Những nhân vật đồng tính nam hay đồng tính nữ xuất hiện trên sân khấu như là cách thừa nhận thực tế đang tồn tại. Nhiều vở diễn có yếu tố giới tính luôn có lượng vé tiêu thụ cao nên các ông bà bầu thừa thắng xông lên khai thác triệt để khía cạnh này.

Dù vậy, cho đến nay vẫn còn quá ít những vở diễn mà nhân vật đồng tính được đảm nhiệm vai chính với đường dây tâm lý được khắc họa rõ nét kiểu như phim Brokeback Moutain của Hollywood. Hầu hết những vai đồng tính trên sân khấu Việt Nam đương đại chỉ được phác họa qua hình dáng kẻ nhiều chuyện, đồng bóng nhằm mua vui cho người xem. Thế nên các nhân vật chuyển giới trong mùa kịch Tết năm 2014 tại hai sân khấu Hoàng Thái Thanh và Sao Minh Béo cho thấy rằng, có một sự nghiêm túc hơn trong việc xây dựng tính cách cách nhân vật đồng tính.

Khái niệm hãy đặt mình vào hoàn cảnh người khác chính là thông điệp kêu gọi sự cảm thông. Trong đó, hoàn toàn có thể hiểu đó là sự kêu gọi xã hội hãy đồng cảm với người đồng tính. Trong chiến dịch vận động nhà nước thông qua luật hôn nhân đồng tính, thì những vở diễn hướng tới nội dung này có thể sẽ là một trong số các tác nhân rất tích cực để công nhận vai trò và vị thế của những người đồng tính.

Nguyễn Huy

 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kịch đồng tính: Không chỉ để gây cười!