Các hoạt động từ thiện, phát triển cộng đồng rất cần nguồn lực mới từ phía doanh nghiệp để được liên tục và lâu dài hơn, đơn cử là hoạt động mới đây của 2 công ty Địa ốc Kim Phát và Đầu tư Việt Hưng Phát.

Kinh doanh là để chia sẻ

Hồ Phước Đông | 14/08/2017, 20:29

Các hoạt động từ thiện, phát triển cộng đồng rất cần nguồn lực mới từ phía doanh nghiệp để được liên tục và lâu dài hơn, đơn cử là hoạt động mới đây của 2 công ty Địa ốc Kim Phát và Đầu tư Việt Hưng Phát.

Kinh doanh là chia sẻ
Với quan điểm và tinh thần “kinh doanh là chia sẻ để kết nối niềm vui, kết nối yêu thương”, lãnh đạo và nhân viên 2 công ty Địa ốc Kim Phát và Cổ phần Đầu tư Việt Hưng Phát (Q.10, TP.HCM) đã đến bệnh viện Nhi Đồng II để trao tặng những phần quàthiết thực. Tổng trị giá của các phần quà là 1,2 tỉ đồng.
Cụ thể,hai công ty đã tặng bệnh viện Nhi Đồng II một máy trợ thởtrị giá 500 triệu đồng, 10 máy tiêm tự động trị giá 250 triệu đồng cùng 350 phần quà và tặng Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân nghèo của bệnh viện tổng trị giá 450 triệu đồng.
Nói về hoạt động ý nghĩa này, bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Tổng Giám đốc Việt Hưng Phát chia sẻ: "Chúng tôi cũng có con nhỏ nên phần nào thấu hiểu được những gì mà các bệnh nhi cũng như người thân của các cháu đang phải chịu đựng. Ở bệnh viện này không chỉ có các cháu ở thành phố mà có rất nhiều cháu bị bệnh nặng từ các tỉnh xa xôi về đây chữa trị, trong đó có rất nhiều cháu có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Vì thế ban lãnh đạo công ty cũng như toàn thể nhân viên mong muốn đóng góp sức mình giúp những mầm non của đất nước sớm bình phục để tiếp tục hành trình ở phía trước”.
Chị Y Phiên ở xã Y Diêng, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, có con gái 14 tuổi bị bệnh ung thư đang điều trị tại khoa ung bướu bệnh viện Nhi Đồng II, là một trong những bệnh nhân nhận được quà kỳ này. Chị nói: “Chưa khi nào tui có được món quà lớn và ý nghĩa thế này. Cảm ơn những tấm lòng của các công ty, cảm ơn các bác sĩ đã tận tình chăm sóc cho con tui”.
Trong hơn 1 năm qua, hai công ty này cho biết đã dành nhiều tỉ đồng cho công tác từ thiện để làm cầu, mua thẻ bảo hiểm y tế, tiền, gạo… cho hàng ngàn cháu nhỏ và bà con có hoàn cảnh khó khăn ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Hiện nay ở Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp thường xuyên tổ chức hoạt động từ thiện với số tiền lên tới hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm. Trong đó phần lớn hàng hóa, tiền mặt do các doanh nghiệp đóng góp hoặc trực tiếp trao tặng.
Kết quả khảo sát được thực hiện trong năm 2016 của Trung tâm Giáo dục và Phát triển(CED) đối với 74 doanh nghiệp tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM cho thấy, 87% doanh nghiệp cho rằng các chương trình từ thiện giúp họ xây dựng hình ảnh tích cực, củng cố mối quan hệ với khách hàng và tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với cộng đồng và chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động hay cung cấp dịch vụ, hàng hóa. Rất ít doanh nghiệp cho rằng các chương trình từ thiện tạo ra giá trị trực tiếp về mặt kinh doanh.

Đó là cái tâm của mình

Phát biểu trên báo giới, Giám đốc Quỹ châu Á tại Việt Nam (TAF) Michael DiGregorio cho biết, khi Việt Nam gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập trung bình, các nguồn hỗ trợ từ thiện của các tổ chức phi chính phủ quốc tế sẽ giảm dần. Vì thế, các hoạt động từ thiện, phát triển cộng đồngrất cần nguồn lực mới từ khu vực doanh nghiệp.

Số liệu thống kê cũng cho thấy sự quan tâm của doanh nghiệp đối với các hoạt động từ thiện cũng ngày càng tăng.Hoạt động từ thiện cần tính liên tục và lâu dài, nên để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, cần có sự chung tay của các doanh nghiệp. Từ thiện của doanh nghiệp được đánh giá là nguồn ổn định, chuyên nghiệp và phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.

Theo phân tích của Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED), hiện ở Việt Nam hoạt động từ thiện của doanh nghiệp có 3 mức khác nhau.

Thứ nhất là “hỗ trợ từ thiện khẩn cấpnhằm giải quyết những nhu cầu khẩn cấp của cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể vượt qua khó khăn trước mắt. Đây là hỗ trợ từ thiện thu hút sự ủng hộ mạnh mẽ của doanh nghiệp với tiền mặt, hàng hóa, dịch vụ sẵn có và sự tham gia của các nhân viên.

Thứ hai là “hỗ trợ từ thiện mang tính chiến lược”. Doanh nghiệp có thể sử dụng khả năng chuyên môn, kỹ thuật và nguồn lực để đầu tư vào các chương trình từ thiện, chương trình hỗ trợ cộng đồng dài hạn hơn (như việc ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu đầu vào, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương).

Thứ ba là “hỗ trợ từ thiện là tác nhân mang lại sự thay đổi”. Đây là những chương trình hỗ trợ sáng kiến hoặc ý tưởng có tính khả thi mang lại sự thay đổi tích cực về xã hội và môi trường trên diện rộng. Những sáng kiến và ý tưởng đó có thể góp phần giải quyết vấn đề lớn của xã hội, đóng vai trò thúc đẩy sự thay đổi tích cực cho cộng động và cho chính doanh nghiệp.

Trên thực tế đã có doanh nghiệp tiến dần từng mức theo thời gian. Thời gian đầu, doanh nghiệp hỗ trợ tiền và hàng để cứu trợ thiên tai (từ thiện khẩn cấp), sau đó chuyển dần sang hỗ trợ chương trình dài hạn hơn như hỗ trợ cộng đồng xây nhà kiên cố phòng ngừa, ứng phó thiên tai thay vì cứu trợ (từ thiện mang tính chiến lược).

Ở cấp độ cao hơn, doanh nghiệp chuyển sang hỗ trợ những dự án, những chương trình lớn hơn. Trong đó áp dụng công nghệ cảnh báo sớm, nhằm tăng khả năng phòng ngừa, ứng phó để giảm thiểu rủi ro thiên tai. Hoạt động này được đánh giá là hỗ trợ từ thiện mang lại sự thay đổi. Các doanh nghiệp thường coi việc làm từ thiện là trách nhiệm xã hội thường xuyên.

Và như chủ một doanh nghiệp tư nhân từng chia sẻ trên báo chí: Hoạt động từ thiện “đó là cái tâm của mình mà không cần được biểu dương hay ghi nhận công trạng”.

Hồ Đông

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh doanh là để chia sẻ