Chỉ cần một cuộc gọi hay một câu bình luận trên Facebook, dân văn phòng có thể ngồi một chỗ không phải đi lại, không mang tiếng trốn việc mà vẫn có cà phê nhâm nhi hay bịch bánh tráng trộn lót dạ. 

Kinh doanh thời di động

Một Thế Giới | 28/10/2013, 07:59

Chỉ cần một cuộc gọi hay một câu bình luận trên Facebook, dân văn phòng có thể ngồi một chỗ không phải đi lại, không mang tiếng trốn việc mà vẫn có cà phê nhâm nhi hay bịch bánh tráng trộn lót dạ. 

           

Bánh tráng trộn… giao ngay

Chị Thủy bán cà phê ở một góc đường trên quận 1 TP.HCM nhiều năm nay. Khách của chị chủ yếu là dân văn phòng, tài xế taxi, xe ôm… tuy tiền kiếm được không nhiều nhưng cũng đủ để chị có đồng ra đồng vào lo cho hai đứa con đang học tiểu học.

Dạo gần đây, chiếc điện thoại nhỏ của chị không chỉ dùng để gọi hàng họ, mà còn để khách hàng gọi chị mang cà phê đến tận nơi. “Mình phải chịu khó đi xa để giữ khách chớ. Lúc trước chị không để ý đến chuyện này, nhiều lúc đang lu bu bán mà khách cứ gọi liên tục mình bực quá không thèm nghe, vậy là mất khách. Giờ thì nhận ra rồi” – chị cười nói.

Không chỉ chị Thủy, nhiều người bán hàng rong trái cây, súp cua, chè, bánh tráng… cũng có bán hàng qua điện thoại, gọi giao ngay. “Cứ gọi mua từ 3 bịch bánh tráng trộn trở lên là chị giao hàng tận nơi liền” – một chị bán bánh tráng trộn vừa “quảng cáo”, vừa luôn tay làm cho khách.

Nhìn một ở góc khác, quán cà phê cóc của chị Thủy và những người phụ nữ bán hàng rong khác chính là một lát cắt nhỏ của mô hình kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bằng công nghệ.

Tại Hà Nội, TP.HCM đang rộ lên phong trào mở quán cà phê tiện lợi, khách hàng có thể ngồi uống tại chỗ, mua mang đi ngay hoặc gọi mang đến. Điển hình như chuỗi cà phê Passio. Đến nay, Passio đã mở thêm nhiều chi nhánh ở các con đường trong trung tâm thành phố. Hay một dạng cà phê di động, nếu khách có nhu cầu sẽ mang đến pha tận nơi là Phin Cà phê.

img_7700

Nhiều quán cà phê kiểu “mang đi”, “mang về” (take away) cũng mọc lên như nấm tại các con đường và hẻm nhỏ trong thành phố với đủ loại giá, dao động từ 15.000 đồng đến 25.000 đồng/ly.

Sự tiện ích này đang ngày càng phổ biến và được nhiều người ủng hộ.

Chị Ngọc Lan, một nhân viên marketing chia  sẻ: “Dịch dụ này tiện lợi lắm, mua ít hay nhiều đều giao hàng, không tốn thời gian đi ra ngoài mua như trước”.

Chị Hằng, nhân viên kinh doanh cũng nói: “Dịch vụ giao hàng và đồ ăn qua mạng của PandaFood rất tốt dù phí vận chuyển 20.000 đồng nhưng website này tổng hợp nhiều quán ăn lớn lại giao nhanh nên tôi khá hài lòng”.

Trào lưu mới của giới trẻ

Ngoài cà phê, các dịch vụ khác như ăn uống, quần áo… cũng chỉ nằm gọn trong chiếc điện thoại thông minh hay chiếc iPad mỏng gọn. Bạn có thể ở nhà hay ngồi bất cứ vị trí nào cũng có thể quản lý hoặc sử dụng dịch vụ qua internet hay điện thoại.

Mô hình cà phê “take away” được nhiều bạn trẻ mở ra kiếm thêm thu nhập. Câu chuyện kiếm tiền từ bán cà phê vỉa hè kiếm 30 triệu/tháng của cô chủ sinh viên Nguyễn thị Trung Hiếu  tại Nha Trang cũng xuất phát từ mô hình cà phê “take away” và giao hàng qua mạng.

Hồ Quỳnh Lan, cô sinh viên đại học năm 2 cũng bán hàng qua Facebook, diễn đàn mạng nên được nhiều người biết đến. Cô kiếm được 20-30 triệu đồng/tháng. Các món ăn của cô có giá từ 10.000-50.000 đồng lại chủ yếu bán hàng từ đêm đến gần sáng nên được nhiều người trẻ ưa thích. Lan không phải bỏ chi phí gì nhiều mà bỏ công sức là chính.

Bỏ ra 300 triệu đồng đầu tư quán nước trái cây, Bồ Tùng Linh đã kiếm được khoảng 120 triệu đồng/tháng. Mặc dù đang phải bù vào những chi phí bỏ ra nên tính lãi chưa được bao nhiêu nhưng hiện khách hàng của Linh khá đông. Trung bình mỗi ngày quán Linh bán 300 phần nước qua mạng và điện thoai, khoảng 200 khách trực tiếp tới quán.

Tuy nhiên, làm những dịch vụ này đòi hỏi Linh phải dậy từ 5 sáng chuẩn bị sẵn nguyên liệu và chuẩn bị làm hàng. Lan phải là những “con sâu đêm”, thức từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng để nhận và giao hàng.

“Làm dịch vụ kiểu này phải chấp nhận đi giao hàng xa liên tục và sức ép thời gian đừng để khách chờ quá lâu. Tuy nhiên, đánh vào sự lười biếng của khách hàng thì mới có tiền”, Lan chia sẻ.

Những dịch vụ này hiện chủ yếu là những người trẻ năng động tham gia tích cực và đang ngày càng trở thành một trào lưu kinh doanh mới.

Họ đã nói:. Một số khách hàng cho biết có khi gọi mãi gần 2 tiếng sau mới giao hàng. Lúc đó đã hết đói hoặc đã kiếm món khác ăn rồi nên thấy phiền toái và bực mình. Nhiều lần như vậy khả năng khách hàng sẽ đổi quán khác.. Cách tính phí hoặc quản lý nhân viên chưa tốt. Chị Lan kể chị gọi cà phê từ một hiệu cũng nổi tiếng, họ nói hoá đơn 50.000 đồng trở lên không tính phí 5.000 đồng/ly. Gọi 45.000 đồng bị tính phí 5.000 đồng/ly nhưng có lần chị gọi 55.000 đồng cũng bị tính phí 5.000 đồng/ly.. Quán cà phê cóc di động của chị Thủy cũng gặp không ít chuyện rắc rối. Chị kể có lúc chạy đi đi giao cà phê cho khách ở gần đó mà khi chạy về thấy mất chai nước ướp lạnh.

Thanh Nguyên

Ảnh: Nghĩa Phạm

           
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh doanh thời di động