"Kinh tế ban đêm" (night-time economy) là khái niệm kinh tế học từng được nhắc đến vào những năm 1970 ở Anh, dùng để chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ diễn ra từ 18h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
Khoảng 20 năm sau, tức vào đầu những năm 1990, "kinh tế ban đêm" bắt đầu phát triển tại Trung Quốc, song chưa được chú trọng. Những năm gần đây, đặc biệt là năm 2019, không chỉ Bắc Kinh (Beijing), nhiều thành phố lớn khác của Trung Quốc cũng đưa ra hàng loạt các biện pháp thúc đẩy ngành kinh tế này.
Giờ đây, phát triển "kinh tế ban đêm" đã trở thành xu thế và "nhận thức chung" của nhiều thành phố lớn tại đây, bởi nó được coi là động lực và điểm sáng mới trong tăng trưởng kinh tế, giúp kích thích tiêu dùng, nhu cầu nội địa và tạo việc làm trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang phải đối mặt với cuộc chiến thương mại chưa có hồi kết với Mỹ, cũng như trong tình hình "Thế giới đang đứng trước sự thay đổi lớn lao chưa từng thấy trong vòng 100 năm qua", như lời đánh giá của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (XiJinping).
Ở Trung Quốc, Beijing không phải là thành phố đầu tiên phát triển "kinh tế ban đêm" nhưng với những chính sách và biện pháp đưa ra dồn dập thời gian gần đây, thành phố này đang thể hiện quyết tâm đẩy nhanh phát triển loại hình kinh tế này với lộ trình cụ thể.
Gui Jie (hay còn gọiGhost Street)là con phố ẩm thực xuyên đêm nổi tiếng ở Beijing. Phát triển từ một quán lẩu kinh doanh cả ngày lẫn đêm vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, giờ đây, con phố nằm gần trung tâm, nơi tập trung nhiều đại sứ quán các nước tại Beijing này đã trở thành địa điểm ẩm thực đêm có thể nói là nổi tiếng nhất ở đây đối với thực khách, đặc biệt là du khách muốn khám phá Beijing về đêm.
Với tổng chiều dài chưa đến 1,5kmnhưng Gui Jie có tới hơn 150 quán hàng, trong đó có tới 90% là các cửa hàng phục vụ nhu cầu ăn uống. Tầm 21h tối mỗi ngày, thực khách xếp hàng dài ở đây đợi đến lượt.
Một du khách người Hoa đến từ Canada cho biết: "Con phố này quá nổi tiếng rồi. Tôi đến từ Toronto, không thông thuộc nơi này, nhưng các bạn tôi đều giới thiệu đến đây".
Theo lời phụ trách một nhà hàng tại Gui Jie, quán ăn của anh thường xuyên trong tình trạng khách phải chờ: "Mỗi ngày, một bàn ăn phải quay vòng tới 7-8 lần. Hiện nay, lượng khách mỗi ngày khoảng 2.500 người, lượt khách cuối cùng vào ăn tầm khoảng 3h sáng".
Giờ đây không chỉ Gui Jie, tổng cộng sẽ có 10 khu phố được đưa vào danh sách những khu phố ẩm thực đặc sắc về đêm của Beijing, cùng với 16 khu chợ đêm và nhiều của hàng tiện lợi kinh doanh 24/24.
Nếu như trước đây, cũng giống như nhiều thành phố miền Bắc khác ở Trung Quốc, mọi hoạt động kinh doanh, vui chơi ở Beijing kết thúc vào lúc 21h tối, làm cho không chỉ du khách, mà cả những người Trung Quốc đến từ miền Nam cảm thấy "hụt hẫng" mỗi khi đêm xuống, thì nay các hoạt động này sẽ được khuyến khích kéo dài thời gian phục vụ với nhiều hình thức hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Chia sẻ về mục tiêu phát triển "kinh tế ban đêm" của thành phố, Phó phòng xúc tiến tiêu dùng Sở Thương mại Beijing cho biếtthành phố chia mục tiêu phát triển kinh tế ban đêm của Beijing làm 3 cấp độ.
"Cấp độ 1 là xác định các địa điểm mang tính biểu tượng của Beijing, để khách đến Beijing du lịch là có thể biết đâu là nơi đông vui nhộn nhịp nhất về đêm. Cấp độ 2 là xây dựng khu thương mại ban đêm trong phạm vi diện tích khoảng 10-20km. Cấp độ 3là xây dựng khu sinh hoạt về đêm. Đây là những nơi có số người tập trung sinh sống đông trong thành phố, nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau về tiêu dùng ban đêm", ông này nói.
Không chỉ là các hoạt động ăn đêm hay mua sắm, "kinh tế ban đêm" được Beijing xác định bao gồm cả du lịch, giải trí và các dịch vụ văn hóa, như: biểu diễn ca kịch, điện ảnh, âm nhạc, đọc sách và cả tham quan bảo tàng.
Mặc dù chưa đưa ra tỉ trọng cụ thể cho "kinh tế ban đêm" trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thành phố, song việc phát triển loại hình kinh tế này đã được đưa vào Báo cáo công tác năm 2019 của chính quyền thành phố Beijing hồi đầu năm.
Đây cũng là một trong những mục tiêu về phát triển chất lượng cao của thành phố này, nhằm thực hiện "Kế hoạch hành động xây dựng thành phố đầu mối quốc tế về tiêu dùng (2018-2022)", để đến năm 2022 Beijing sẽ trở thành điểm đến tiêu dùng quốc tế đặc sắc, cao cấp và hoàn thiện, đến năm 2035 trở thành trung tâm tiêu dùng quốc tế (hay thành phố đầu mối quốc tế về tiêu dùng) mang tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Yêu cầu nghiên cứu chính sách "kinh tếban đêm” của Trung Quốc
Cuối tuần trước,Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi các bộ: KH-ĐT, Tài chính, Công thương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc nghiên cứu chính sách kinh tế của Trung Quốc. Đặc biệtlà việcChính phủ Trung Quốcban hành chính sách thúc đẩy kinh tế ban đêmtrong bối cảnh kinh tế nước này tăng trưởng thấp do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.
"Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ liên quan và các địa phương chủ động nghiên cứu chính sách kinh tế của Trung Quốc", công văn nêu.
Bích Thuận/VOV
*Tựa do Một Thế Giới đặt lại