Tốc độ tăng trưởng nợ quá nhanh của Trung Quốc, hiện khoảng 260% GDP từ mức 160% GDP cách đây chưa đầy 1 thập kỷ, đang được coi như một dấu hiệu rõ ràng báo trước cho sự sụp đổ về tài chính, hoặc ít nhất cũng sẽ dẫn tới một giai đoạn đình trệ nhiều năm do các chính sách siết chặt tiền tệ...
Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu cho thấycác nhà lãnh đạo nền kinh tế Trung Quốc đang bước vào một cuộc chiến không hẳn là hoàn toàn vô vọng.
Dấu hiệu rõ nhất và dễ thấy nhấtlà việc hiệu suất tăng trưởng GDP danh nghĩa của Trung Quốcđang ở mức tốt nhất kể từ thời điểm năm 2011, ngay cả khi tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức vừa phải do các biện pháp thắt chặt quản lý của hệ thống tài chính. Các số liệu thống kê về tăng trưởng GDP trong nửa đầu năm 2017 cho thấy một thực tế lànền kinh tế Trung Quốc đang cần ít tín dụng hơn để tăng trưởng, ít nhất là so với 6 năm trước.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2017, trung bình nền kinh tế Trung Quốc cần khoảng 2,9 nhân dân tệ để tạo ra 1 nhân dân tệ mới đóng góp vào tăng trưởng GDP. Đây là sự cải thiện vượt bậckhi ở giai đoạn 2012-2016, Trung Quốc trung bình phải cần khoảng 4 nhân dân tệ mới tạo ra 1 nhân dân tệ mới. Điều này có nghĩa là tỷ lệ huy động tín dụng cần thiết để tạo ra tăng trưởng cho nền kinh tế đã giảm tới gần 30%. Trung Quốc đang sử dụng vốn ngày càng hợp lývà ít lãng phí hơn trước cho các hoạt động phát triển kinh tế của mình.
Một dấu hiệu khác cũng ủng hộ kinh tế Trung Quốc là việc giá cả các mặt hàng chủ chốt đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, điển hình là thép, than đá, dầu lửa và khí đốt. Giá cả các mặt hàng này gia tăng đồng nghĩa với việc các công ty trong những lĩnh vực này sẽ có lợi nhuận cao hơn, giảm rủi ro cùng sức ép nợ nần. Các nhà sản xuất thép của Trung Quốc đã thu được lợi nhuận tổng cộng khoảng 38 tỉ nhân dân tệ trong 5 tháng đầu năm 2017, so vớicùng kỳ 2016 chỉ đạt 9 tỉ nhân dân tệ.
Lợi nhuận của các công ty than còn lớn hơn, đạt 123 tỉ nhân dân tệ. Điều đáng nói là các công ty thu được lợi nhuận cao nhất này cũng chính là các công ty có mức nợ nần lớn nhất trong nền kinh tế nước này. Có nghĩa là hiệu suất hoạt động ở những công ty lớn nhất và trì trệ nhất đã được cải thiện đáng kể, sức ép trả nợ cũng đang giảm dần đi do lợi nhuận tăng cao.
Quan trọng không kémlà việc Trung Quốc dường như đã tìm ra được một giải pháp khá hữu hiệu để xử lý tình trạng nợ nần đang tăng cao. Kể từ giữa năm 2016, những sự điều chỉnh đối với hệ thống ngân hàng của Trung Quốc đã đẩy các tổ chức tài chính tiến tới thành lập những ủy ban chủ nợ để tìm cách giải quyết nợ nần của hàng loạt công ty.
Các ủy ban này bao gồm 3 bên cho vay hoặc nhiều hơn, do vậy các ngân hàng sẽ không thể đàm phán theo cách chống lại lợi ích của nhau, buộc họ phải cùng chung tay vào việc giải quyết vấn đề cơ bản: tìm cách thu hồi nợ nhanh nhất và hiệu quả nhất thông qua việc giúp cải thiện hoạt động của các công ty đang là con nợ.
Giải pháp này được điều chỉnh theo hướng giảm tối đa các vụ phá sản có thể xảy ra, thông thường là các ngân hàng sẽ khoanh và giãn nợ để đổi lấy việc kiểm toán rõ ràng, nâng cao năng lực quản trị và điều hành tại những công ty này. Một số khoản nợ khác có thể được chuyển sang công ty mẹ hoặc thực hiện quá trình tái cơ cấu tài sản.
Theo quy định, các ủy ban chủ nợ này là các tổ chức đặc biệt và do đó không có dữ liệu tổng hợp về quá trình xử lý nợ này cho đến nay. Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo hồi tháng 3 vừa qua của hệ thống ngân hàng, một quan chức đã tuyên bố rằng có khoảng 14,85 ngàn tỉ nhân dân tệ đã được các ủy ban này xử lý tính từ giữa năm 2016. Nếu điều này là sự thậtthì đã có khoảng 12% tổng nợ công ở Trung Quốc đã được giải quyết trongkhoảng 1 năm qua.
Nếu quá trình xử lý này tiếp tục được tiến hành có hiệu quả, áp lực về nợ nần và mức vốn cần thiết để duy trì tăng trưởng sẽ giảm đi đáng kể đối với Chính phủ Trung Quốc trong tương lai. Một mặt, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể siết chặt dòng vốn trong hệ thống tài chính để giảm thiểu nguy cơ mà không tác động tiêu cực đến tăng trưởng của nền kinh tế, mặt khác áp lực nợ nần cũng sẽ giảm đi.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Trung Quốc có thể thoát khỏi kịch bản một cuộc sụp đổ kinh tế hay ít nhất là rơi vào suy thoái trong nhiều năm. Trên thực tế, nó mới chỉ đang giải quyết những sức ép trước mắt và mang tính ngắn hạn; về lâu dài Trung Quốc cần phải cải thiện cơ cấu của hệ thống tín dụng để nó có thể tự nắn dòng vốn vào những nơi sinh lời cao nhất trong nền kinh tế thay vì bị chỉ định như hiện nay.
Thực tế là sự tập trung thắt chặt dòng vốn trong hệ thống tài chính của Chính phủ Trung Quốc thời gian vừa qua chỉ khiến cho tình trạng đầu cơ vào thị trường bất động sản gia tăng mà thôi. Ngoài ra, một vấn đề khác là liệu Trung Quốc có đủ thời gian trước khi quả bom nợ bùng nổ hay không: những nỗ lực làm xẹp quả bóng sẽ trở thành vô ích nếu như tốc độ giãn nở của nó nhanh hơn tốc độ tháo hơi.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)