Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá

TS Lê Thành Ý 26/04/2024 06:54

Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.

Những trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, của xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, việc ứng dụng mô hình công nghệ mới trong nuôi tôm thẻ chân trắng đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trị giá tăng thêm của ngành nông nghiệp năm 2023 tăng 3,88% so với năm trước, đóng góp 0,34% vào mức tăng tổng trị giá tăng thêm của nền kinh tế; lâm nghiệp tăng 3,74% và thủy sản cũng tăng 3,71%. Theo thống kê tổng hợp, diện tích lúa cả năm 2023 đạt 7,12 triệu hecta, sản lượng đạt 43,5 triệu tấn, tăng 0,8 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Do thời tiết thuận lợi, thị trường tiêu thụ ổn định; sản lượng thu hoạch từ cây lâu năm đều tăng cao hơn so với những năm trước đó (chè búp, hạt điều, xoài, nhãn, sầu riêng… đã tăng từ 1,7 - 37,3%). Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2023 đạt hơn 4,8 tỉ USD, tăng 17,4% về lượng và 39,4% về trị giá so với năm 2022; xuất khẩu rau quả đạt gần 5,6 tỉ USD, tăng 65,9%.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2023 tăng so với năm trước (thịt lợn tăng 7,2%, thịt gia cầm tăng 6%) trứng gia cầm tăng 5,2%, sản lượng sữa tươi tăng 3,6%. Trong lâm nghiệp, số cây trồng phân tán năm 2023 ước đạt 116,3 triệu cây, tăng 5,2% so với năm trước, sản lượng gỗ khai thác đạt 20,8 triệu mét khối, tăng 2,8%. Tính chung cả năm 2023, sản lượng thu hoạch từ nuôi trồng thủy sản tăng cao, riêng thủy sản nuôi trồng quý 4/2023 tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá tra tăng 3,6%; tôm thẻ chân trắng tăng 9,1%.

Trong quý 1/2024, sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Đến trung tuần tháng 3 vừa qua, cả nước đã gieo cấy được 2.926,1 nghìn hecta lúa đông xuân (riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.478,6 nghìn hecta, đã thu hoạch 868,8 nghìn hecta, chiếm 58,8% diện tích gieo cấy, bằng 106,1% cùng kỳ năm trước, với sản lượng đạt 10,7 triệu tấn, tăng 65 nghìn tấn). Tiến độ gieo trồng rau màu vụ đông xuân đều tăng tăng so với cùng kỳ năm trước. Do thời tiết thuận lợi và giá bán sản phẩm ổn định, sản lượng thu hoạch từ cây lâu năm quý 1/2024 đã tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Trong chăn nuôi, đàn lợn và gia cầm phát triển tốt. Tổng số lợn cả nước ước tính đến cuối tháng 3.2024 tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2023, tổng số gia cầm tăng 2,1%.

Cùng với sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp đã gia tăng nhịp độ tăng trưởng. Sản lượng thủy sản tháng 3.2024 ước đạt 725,4 nghìn tấn. Tính chung cả quý 1/2024, sản lượng thủy sản ước đạt 1.941,5 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê - 2024.

Phân tích quá trình sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 cho thấy đã có sự tăng trưởng rất tích cực. Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý, cùng với thời tiết thuận lợi khiến sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi được mùa ở hầu hết các địa phương. Nông sản lúa gạo và rau quả xuất khẩu được giá, sản lượng thu hoạch từ cây lâu năm tăng cao so với những năm trước, dịch bệnh gia súc, gia cầm được kiểm soát, thủy sản phát triển khá, tập trung và chuyển đổi theo hướng bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, áp dụng rộng rãi nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên việc xuất khẩu những mặt hàng này còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của thị trường thế giới. Hoạt động lâm nghiệp không được thuận lợi, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm so với những năm trước.

Sản xuất công nghiệp ngày càng đạt kết quả tích cực

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, nhưng trị giá tăng thêm của ngành năm 2023 vẫn tăng 3,02%, đóng góp 1,0% vào tốc độ tăng trị giá tăng thêm toàn nền kinh tế (5,05%). Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%, cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,18%, sản xuất và phân phối điện tăng 3,79%, Riêng ngành khai khoáng giảm 3,17%, làm giảm 0,1% mức đóng góp vào trị giá gia tăng toàn nền kinh tế.

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 4/2023 tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất so với các quý trong năm. Trong quý 1/2024, trị giá tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%, đóng góp 1,73% vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,97%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,99%. Riêng ngành khai khoáng vẫn giảm 5,84%, làm giảm 0,20% mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Trong quý 1/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ năm trước tăng ở 54 địa phương trong số 63 tỉnh thành trên cả nước. Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý 1/2024 tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023, chỉ số tồn kho toàn ngành tới ngày 31.3.2024 tăng 4,1% và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 1,1% so với cùng thời điểm năm trước

Hoạt động của doanh nghiệp có nhiều khởi sắc

Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường năm 2023 đạt 217,7 nghìn, tăng 4,5% so với năm 2022, nhưng lại có tới 172,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20,5%. Kết quả điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý 4/2023 cho thấy: Có 69,6% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn và ổn định so với quý trước, nhưng cũng có tới 30,4% gặp khó khăn. Cả nước có 159,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 7,2% về số doanh nghiệp, giảm 4,4% về vốn đăng ký và tăng 7,3% về số lao động so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2023 đạt 9,6 tỉ đồng. Có 58,4 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 2,4% so với năm 2022.

Trong tháng 3.2024, cả nước có 14,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 64,3% so với tháng trước; hơn 3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, 4.139 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm giảm 0,2%.

Tính chung quý 1/2024, cả nước có 59,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước; nhưng số rút lui khỏi thị trường lại lên tới 73,9 nghìn, tăng 22,8% so với cùng kỳ. Trong quý 1/2024, tổng số doanh nghiệp giảm là 14,1 nghìn, bình quân một tháng giảm tới 4,7 nghìn doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý 1/2024, số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt có 22,1%, cao hơn so với quý 4/2023, và xu hướng sẽ tốt lên với dự báo quý 2/2024 sẽ đạt 45,4% ở các doanh nghiệp được đánh giá.

Trong năm 2023, cả nước đã có 20 trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo địa phương và các trung tâm thuộc các cơ quan, đoàn thể trung ương; hơn 1.400 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp. Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số GII của Việt Nam năm 2023 xếp hạng thứ 46/132 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm 2022. Trên cổng dịch vụ công quốc gia, tính đến hạ tuần tháng12.2023, số thủ tục hành chính đã cung cấp dịch vụ trực tuyến là 4.549, số hồ sơ đồng bộ xử lý trên Cổng dịch vụ công quốc gia là 273,9 triệu hồ sơ, số hồ sơ trực tuyến thực hiện qua cổng này gia là 33 triệu hồ sơ.

Hoạt động thương mại, dịch vụ sôi động

Hoạt động thương mại dịch vụ sôi động và duy trì mức tăng cao so với năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 4/2023 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3.2024 đạt 509,3 nghìn tỉ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.537,6 nghìn tỉ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý 1/2024, hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục sôi động và duy trì với mức tăng cao hơn so với những năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 4/2023 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 đạt 565,8 nghìn tỉ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm 2023, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 6.231,8 nghìn tỉ đồng, tăng 9,6% so với năm trước.

Vận tải hành khách quý 4/2023 đạt 1.272,7 triệu lượt khách và luân chuyển đạt 64,8 tỉ lượt khách/km, tăng 17,9%. Tính chung cả năm, vận tải hành khách đạt 4.679,3 triệu lượt vận chuyển, quý 1/2024 đạt 1.199,6 triệu lượt khách và luân chuyển đạt 66,6 tỉ lượt khách/km, tăng 10,7%.

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12.2023 đạt 1,4 triệu lượt người, tăng 93,9% so với cùng kỳ năm trước; số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 352,1 nghìn, tăng 23,2% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm, khách quốc tế đến nước ta đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách quốc tế dự kiến của năm 2023. Tháng 3.2024 đạt gần 1,6 triệu lượt người, tăng 78,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý 1/2024, khách đến nước ta đạt hơn 4,6 triệu lượt người, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với 2019 là năm chưa xảy ra dịch COVID-19. Số lượt người Việt Nam xuất cảnh trong tháng 3.2024 là 537,4 nghìn lượt, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý 1/2024 người Việt Nam xuất cảnh đạt 1,2 triệu lượt, tăng 11,5%. Vận tải hàng hóa tháng 3.2024 đạt 208,1 triệu tấn, tăng 3,1% so với tháng trước và luân chuyển 41,4 tỉ tấn/km, tăng 0,8%. Tính chung quý 1/2024, vận tải hàng hóa đạt 620,1 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 129,2 tỉ tấn/km, tăng 11,2%. (còn tiếp)

Bài liên quan
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 5
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá