Kính viễn vọng không gian James Webb đã tìm thấy một ngoại hành tinh kỳ lạ được bao phủ bởi những đám mây hạt silicat giống như cát.

Kính viễn vọng James Webb phát hiện ngoại hành tinh bao phủ bởi đám mây cát kỳ lạ

Hoàng Vũ | 08/09/2022, 11:28

Kính viễn vọng không gian James Webb đã tìm thấy một ngoại hành tinh kỳ lạ được bao phủ bởi những đám mây hạt silicat giống như cát.

Theo Space, thông qua kính viễn vọng James Webb, các nhà thiên văn phát hiện bằng chứng về những đám mây giàu silicat xung quanh một ngôi sao lùn nâu có kích thước gần gấp 20 lần sao Mộc trong hệ Mặt trời. Silicat là một hợp chất có anion silic - thành phần chủ yếu của vỏ Trái đất, cũng như phần lớn các hành tinh và các Mặt trăng.

Sao lùn nâu là những vật thể bí ẩn trong vũ trụ. Chúng còn được gọi là ngôi sao "thất bại" bởi có khối lượng nặng hơn hầu hết các hành tinh thông thường, nhưng lại chưa đủ lớn để tạo ra phản ứng nhiệt hạch trong lõi như một ngôi sao thực sự. Sao lùn nâu được phát hiện ở trên có tên VHS 1256 b và nó quay quanh hai ngôi sao lùn màu đỏ, cách Trái đất khoảng 72 năm ánh sáng trong chòm sao Corvus.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra ngoại hành tinh kỳ lạ này vào năm 2016 và nó đã khiến họ bối rối kể từ đó vì ánh sáng màu đỏ của mình. Họ tin rằng sự phát sáng có thể được tạo ra bởi một số loại khí quyển. Các quan sát từ Kính viễn vọng Không gian James Webb hiện đã xác nhận những lý thuyết đó, tiết lộ rằng VHS 1256 b phải được bao bọc trong những đám mây dày chứa đầy các hạt silicat giống như cát.

nasa-1.png
Một ngôi sao lùn được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện - Ảnh: NASA

Ngoài ra, Kính viễn vọng James Webb cũng phát hiện nước, mêtan, carbon monoxide, carbon dioxide, natri và kali trong khí quyển của VHS 1256 b. “Chúng tôi sẽ biết nhiều hơn về nó. Cho đến nay, nó trông khá giống với kỳ vọng về mặt lý thuyết”, Brittany Miles, nhà thiên văn học tại Đại học California (Mỹ) và là trưởng nhóm nghiên cứu về VHS 1256 b, nói với trang tin Space trong một email.

Dữ liệu của Kính James Webb chi tiết đến mức cho thấy tỷ lệ của các loại khí khác nhau thay đổi trong suốt bầu khí quyển của VHS 1256 b, điều này cho thấy bầu khí quyển không tĩnh lặng, mà thay vào đó là “hoang dã và hỗn loạn”.

VHS 1256 b được đánh giá có kích thước nhỏ hơn so với các sao lùn nâu thông thường. Do đó, các nhà thiên văn học cho rằng VHS 1256 b có khả năng “vẫn còn trẻ”. Hành tinh này hiện quay quanh hai ngôi sao mẹ của nó theo một quỹ đạo hình bầu dục và mất 17.000 năm để hoàn thành.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kính viễn vọng James Webb phát hiện ngoại hành tinh bao phủ bởi đám mây cát kỳ lạ