Nhà chức trách đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại dự án quy hoạch bố trí dân cư xã Đắk H’ring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum được đầu tư gần 150 tỉ đồng từ nguồn ngân sách và bồi thường, hỗ trợ của Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Kon Tum: Hàng loạt sai phạm tại khu tái định cư 150 tỉ đồng vốn ngân sách

Lê Đình Dũng | 28/10/2019, 15:38

Nhà chức trách đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại dự án quy hoạch bố trí dân cư xã Đắk H’ring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum được đầu tư gần 150 tỉ đồng từ nguồn ngân sách và bồi thường, hỗ trợ của Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Năm 2009, UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt dự án quy hoạch bố trí dân cư xã Đắk H’ring, huyện Đắk Hà giai đoạn 2009-2015 với tổng diện tích 690ha. Dự án do UBND huyện Đắk Hà làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư gần 150 tỉ đồng từ nguồn ngân sách và bồi thường, hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Dự án nhằm mục đích đảm bảo đời sống cho 300 hộ dân với 1.500 nhân khẩu.

Tuy nhiên, dự án chậm tiến độ buộc UBND tỉnh Kon Tum cho kéo dài đến hết năm 2018. Đến nay, dự án đã kết thúc nhưng mới chỉ thực hiện tái định cư cho 126 hộ với tổng kinh phí trên 134 tỉ đồng.

Vừa qua, Huyện ủyĐắk Hà đã cử đoàn giám sát và phát hiện nhiều sai phạm, thiếu sót khi thực hiện dự án.

Nhà dân nằm bên bờ bị sạt lở

Cụ thể, theo kế hoạch, mỗi hộ sẽ được cấp 2ha đất sản xuất, 800m2 đất nhà ở và đất vườn nhưng thực tế 126 hộ dân chỉ được cấp bình quân 5,7 sào/hộ, và còn trên 26ha đất chưa giao cho dân.

Từ năm 2015 - 2018, các chính sách hỗ trợ cho người dân không thực hiện đầy đủ, 74 hộ dân chỉ được hỗ trợ nhà ở. UBND huyện Đắk Hà và Ban Quản lý dự án không thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho các hộ dân như: hỗ trợ di chuyển (1 triệu đồng/hộ); khuyến nông (46 triệu đồng/hộ); hỗ trợ lương thực 900 nghìn đồng/người/12 tháng, với tổng số tiền gần 7 tỉ đồng.

Cùng với đó, 16 hộ gia đình đã và đang xây dựng nhà ở trên đỉnh đồi, có nguy cơ bị sạt lở xuống vực sâu; 74 hộ dân (đợt 2) mới chỉ nhận tiền hỗ trợ tiền 32 triệu đồng/hộ thay vì 40 triệu đồng/hộ như phê duyệt; việc đào 37 giếng nước và 27 bồn chứa bằng inox với kinh phí 2,8 tỉ đồng nhưng hiện không đảm bảo nước sinh hoạt, đặc biệt là vào mùa khô; đường giao thông dẫn vào khu sản xuất kém chất lượng, mặt đường nứt cục bộ và một số đoạn bị sạt lở…

Đặc biệt, việc thanh toán 14,8 tỉ đồng cho việc rà phá bom mìn, vật liệu nổ diện tích 420ha đất có nhiều điểm đáng ngờ. Cụ thể, từ năm 2010 thu hồi được 121,75ha đất (82,4ha đất cà phê, 7,3ha cao su, 31,5ha đất trống) và không thực hiện khai hoang 344,77ha đất theo kế hoạch.

Tuy nhiên, trong năm 2010, UBND huyện Đắk Hà đã thuê đơn vị thực hiện rà phá bom mìn, vật liệu nổ và thanh toán 14,8 tỉ đồng cho việc rà phá bom mìn của 420ha đất. Đến ngày 8.9.2011, UBND huyện Đắk Hà mới có tờ trình gửi UBND tỉnh Kon Tum xin chủ trương bổ sung hạng mục rà phá bom mìn và vật liệu nổ, đến ngày 7.10.2011 thì được UBND tỉnh thống nhất cho thực hiện.

Theo đánh giá, nguyên nhân chính dẫn đến các tình trạng trên là do công tác điều hành của UBND huyện Đắk Hà trong quá trình triển khai chưa chặt chẽ, kịp thời. Ngoài ra còn do một số chính sách nhà nước thay đổi và tập tục của người dân địa phương.

Để đảm bảo việc di dân tái định cư ổn định, lâu dài thì cần phải tiếp tục triển khai nhiều nội dung của dự án. Tuy nhiên, kinh phí hiện không còn do đã sử dụng vào việc rà phá bom mìn, vật liệu nổ.

Theo ghi nhận, 52 hộ dân (đợt 1) được chuyển về khu tái định cư từ năm 2010 hiện nay cơ bản đã ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, 74 hộ dân (đợt 2) được bố trí tái định cư từ năm 2011 nhưng đến nay nhiều hộ vẫn chưa có nhà để ở hoặc đã làm nhà nhưng chưa hoàn thiện.

Bên cạnh đó, việc sạt lở đất, thiếu nước sinh hoạt khiến người dân không an tâm khi chuyển tới ở. Nhiều hộ đã chuyển tới ở nhưng chịu không nổi đã quay lại làng cũ cách đó khoảng 20km để sinh sống.

Ông Kiều Đức Dân, Chủ tịch UBND xã Đăk Long cho biết74 hộ dân (đợt 2) thì mới xây được 67 căn nhà, 7 căn đang được xây dựng. Tuy nhiên, mới chỉ có 14 hộ đến ở ổn định, lâu dài, số còn lại thì chưa đến ở.

Bài, ảnh: Thạch Châu
Bài liên quan
Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
Cảng Cần Giờ với diện tích 571 ha, tổng vốn đầu tư hơn 50.000 tỉ đồng được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư với mục tiêu xây dựng thành cảng trung chuyển quốc tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kon Tum: Hàng loạt sai phạm tại khu tái định cư 150 tỉ đồng vốn ngân sách