Theo BS Thái Nghiêm, kho báu 7,5 tấn vàng của Champa chôn dưới chân thác Mai được làm dấu bằng hai ống trụ tròn theo hình ngẫu vật Linga (tức sinh thực khí của người nam) là vật thờ tổ trong tín ngưỡng totem của người Chăm theo đạo Bà-la-môn. 

Kỳ 3 - Đánh dấu kho báu 7,5 tấn vàng bằng ngẫu tượng Linga

Một Thế Giới | 21/10/2014, 16:09

Theo BS Thái Nghiêm, kho báu 7,5 tấn vàng của Champa chôn dưới chân thác Mai được làm dấu bằng hai ống trụ tròn theo hình ngẫu vật Linga (tức sinh thực khí của người nam) là vật thờ tổ trong tín ngưỡng totem của người Chăm theo đạo Bà-la-môn. 

Điều này được chứng minh là trong tất cả các tháp Chăm trải dài từ Bình Định đến Bình Thuận đều có đặt ngẫu tượng Linga và Yoni (sinh thực khí người nữ) bằng đá. Do đó hai ống trụ này là vật tổ rất thiêng liêng của người Chăm không phải ai lặn xuống cũng sờ tay chạm được mà phải là người có cái tâm trong sáng, không tham lam. Ngoài ra còn có chiếc ghế salon bằng vàng, đó chính là ngai vàng của vua Chăm.

Từ năm 1867, đến lượt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cũng rơi vào tay giặc Pháp, Nguyễn Thông thể hiện rõ việc bất hợp tác với Pháp, ông đã tìm cách vào Bình Thuận náu thân lần thứ hai và lập sớ “Khai sơn quốc nhị” lên vua Tự Đức xin khai hoang vùng núi rừng Bình Thuận lấy đất làm ruộng.

Kế sách này vừa để mở cõi, vừa có thêm lương thực mà thực chất là ngầm xây căn cứ địa nuôi quân chống Pháp lâu dài theo kế hoạch của Nguyễn Thông. Sau đó Nguyễn Thông đã dâng tiếp sớ thứ ba “xin lập đồn điền khai khẩn vùng thượng du” và ông đã chứng minh một cách thuyết phục rằng “vùng đất La Ngư, phía đông bắt đầu từ dãy núi Ông, phía Tây đến núi Cà Tong, phía Bắc đến bờ sông La Ngư, phía Nam đến núi Ông, ruộng khai khẩn khoảng 3.000 mẫu”.
Tin liên quan
  • >> Kỳ 2 - Những đại gia đốt tài sản vì ảo mộng săn tìm kho báu
  • >> Kỳ 1 - Kho báu 7,5 tấn vàng bí ẩn

Vùng La Ngư chính là thung lũng La Ngâu ven sông La Ngà, huyện Tánh Linh ngày nay. Còn Bà Dần là thôn Bà Giêng theo cách gọi biến âm của người địa phương là vùng đất giáp ranh với huyện Hàm Thuận Nam nằm ở phía Đông Nam, huyện Tánh Linh.

Một sự kiện khác, BS Yersin người đã tìm ra Đà Lạt và cao nguyên Lang Bian thuộc tỉnh Lâm Đồng ngày nay đã viết trong cuốn hồi ký “Bảy tháng nơi xứ Thượng”. Đồng thời, nhiều chi tiết trong báo cáo chuyến thám hiểm của BS Paul Néis tới vùng đất này vào tháng 8.1881 cũng có nhiều mô tả trùng khớp những địa danh mà BS Thái Nghiêm sau này đã tìm kiếm trong cuộc hành trình tiếp cận kho báu La Ngâu theo chỉ dẫn của bức mật đồ trên miếng da dê.

Điểm đặc biệt đáng lưu ý là sau BS Yersin và BS Paul Néis còn nhiều đoàn khảo sát người Pháp nữa đã đặt chân tới vùng La Ngâu. Trong số các nơi mà họ đã đi qua, các đoàn khảo sát đều nhắc tới một ngôi làng nhỏ nằm cạnh một thác nước cao 4-5m có nhiều ghềnh đá. Ở đây có một con sông rộng khoảng 10m, rất sâu, lòng sông lởm chởm đá. Nếu căn cứ vào những mô tả này của người đi khảo sát thuở trước thì thấy rất trùng khớp với ngôi làng của người Raclay, thác Một vùng La Ngâu bên sông La Ngà ngày nay.

Đặc biệt là khi Toàn quyền người Pháp Paul Doumer đến Đông Dương nhậm chức vào năm 1897, việc trước tiên của ông Toàn quyền người Pháp này làm là yêu cầu BS Yersin gửi tất cả hồ sơ có liên quan đến cuộc thám hiểm của ông vào năm 1893 vào vùng đất hiểm La Ngâu, trong đó có cả bản đồ thực địa vùng này cho ông toàn quyền nghiên cứu.

Sau đó Toàn quyền Doumer đã ký nghị định ngày 1.11.1899 thành lập ở Trung Kỳ một khu hành chính gọi là tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut - Donnai), trong đó tòa Công sứ của Tỉnh trưởng Đồng Nai Thượng được đặt tại Djiring (Di Linh) và trụ sở hành chính đặt tại Tánh Linh. Sự kiện này cho thấy người Pháp lúc đó đã đặc biệt quan tâm đến vùng đất hãy còn hoang sơ, hiểm trở này.

Ngô Đình Nhu cũng đã từng săn tìm kho báu vùng Tánh Linh?

Từ những cứ liệu mang tính lịch sử, trong đó có những cuộc tổ chức thám hiểm mang tính khẩn hoang tìm đất mới như của Nguyễn Thông từ xưa đã dấy lên nhiều luồng dư luận cho rằng Nguyễn Thông và những cuộc thám hiểm của ngườp Pháp vào khu vực rừng núi Tánh Linh chính là để săn tìm kho báu La Ngâu chôn dưới chân thác Mai (hay còn gọi là thác Hai).

Về sau này còn nhiều đoàn nữa của chính quyền cũ trước năm 1975 cũng đã đến nhòm ngó vùng La Ngâu. Trong số đó, nghe nói có một đoàn của ông Ngô Đình Nhu, cố vấn chính trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã vào tận vùng này rồi đúc một tấm bê tông to tướng để làm dấu không biết với mục đích gì, nhưng theo dư luận địa phương có lẽ cũng liên quan tới việc tìm đường vào kho báu dưới chân thác Mai. Và vì lúc đó chiến tranh còn ác liệt nên họ chỉ làm dấu rồi rút lui, đến khi đoàn của BS Thái Nghiêm tổ chức xuyên rừng tìm kho báu vào năm 1994 sự kiện này mới “nóng” trở lại.

Theo BS Thái Nghiêm, kho báu 7,5 tấn vàng của Champa chôn dưới chân thác Mai được làm dấu bằng hai ống trụ tròn theo hình ngẫu vật Linga (sinh thực khí của người nam) là vật thờ tổ trong tín ngưỡng totem của người Chăm theo đạo Bà-la-môn. Điều này được chứng minh là trong tất cả các tháp Chăm trải dài từ Bình Định đến Bình Thuận đều có đặt ngẫu tượng Linga và Yoni (sinh thực khí người nữ) bằng đá. Do đó hai ống trụ này là vật tổ rất thiêng liêng của người Chăm không phải ai lặn xuống cũng sờ tay chạm được mà phải là người có cái tâm trong sáng, không tham lam. Ngoài ra còn có chiếc ghế salon bằng vàng, đó chính là ngai vàng của vua Chăm.

Sau vụ bị kẻ giấu mặt ám sát hụt và lần giở lại cứ liệu lịch sử, đặc biệt là những đoàn thám hiểm của người xưa lẫn người nay đối với vùng rừng núi Tánh Linh, nơi ẩn chứa huyền thoại kho báu Champa, BS Thái Nghiêm càng khẳng định quyết tâm của mình sẽ tiến sâu hơn nữa vào hướng thác Mai, nơi chôn giấu kho báu khổng lồ.

Ông chủ Thái đã dốc thêm tiền, tuyển thêm nhân công, sắm thêm phương tiện, máy móc động viên tinh thần mọi người và chuẩn bị cho giai đoạn 2 của kế hoạch “con tốt qua sông” thật rầm rộ. Theo cách chơi của cờ tướng, khi con tốt qua sông thì chỉ có tiến tới mục tiêu chiếu tướng chứ không thể quay trở lại, hoặc là… chết. Tất cả thành viên trong đoàn đều được ông chủ động viên, khích lệ theo tinh thần “quyết chiến, quyết thắng” này và BS Thái Nghiêm tuyên bố luôn mỗi thành viên trong đoàn đều là… tốt, và đang chuẩn bị để qua sông.

Nhưng trước khi tốt qua sông, ông chủ Thái quyết thực hiện một việc hết sức mang tính ‘tâm linh” là xin già làng của người Raclay được nhận hai thiếu niên người dân tộc của làng về nuôi để cảm ơn “Giàng” của RacLay đã “phù hộ” cho mình tai qua nạn khỏi, vượt qua được kiếp nạn khi đụng chạm đến vùng đất linh thiêng.

Hai thiếu niên của làng là Mang Thủy và Mang Nẫm. Nhưng sau một thời gian ngắn rời xa buôn làng về thành phố làm con nuôi của ông chủ Thái, được sống trong cảnh nhàn hạ, sung sướng Mang Nẫm ngày nào cũng than buồn vì nhớ rừng, nhớ thác, nhớ làng và đòi về lại làng. Chỉ còn Mang Thủy là ở lại nhà BS Thái Nghiêm.

Sau khi viên đạn chết người phát ra từ khẩu súng thể thao đi chệch mục tiêu, trở thành cuộc ám sát hụt ông chủ của dự án khai thác kho báu Thác Mai chôn giấu 7,5 tấn vàng ròng Thái Nghiêm được cơ quan điều tra tích cực truy xét nhưng không tìm ra dấu vết mơ hồ của thủ phạm nên vụ án được xếp vào loại “án mờ”.

Tuy nhiên tính “giật gân” của nó trở thành đề tài nóng sốt, tác động mạnh đến kho báu Thác Mai, đồng thời cũng dấy lên dư luận đồn đoán Nguyễn Thông và BS Yersin đã từng đưa đoàn thám hiểm đến khảo sát thực địa của vùng La Ngâu, Tánh Linh để săn tìm dấu vết kho báu khổng lồ này.

Do đó BS Thái Nghiêm đã trở thành nhân vật nổi cộm, một “đại gia” nắm trong tay kho báu đầy huyền thoại, bí hiểm. Chính điều này đã khiến ông chủ Thái  tích cực chuẩn bị cho cuộc hành trình tiếp cận Thác Mai, cửa ngõ vào kho báu với một kế hoạch “khai thác” hết sức quy mô, xem như nắm chắc trong tay kho báu 7,5 tấn vàng nằm dưới đáy thác.

Thác Mai nằm ở đâu trong vùng rừng núi bạt ngàn, mênh mông của Tánh Linh, Bình Thuận? Đó là một nơi cách quốc lộ 20 trên đường đi Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng khoảng 20 km nằm sâu trong đại ngàn sau khi qua khỏi ngã ba Dầu Giây và chưa tới trung tâm huyện lỵ Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Tất nhiên bây giờ Thác Mai là điểm đến của một tour du lịch sinh thái, có tấm bảng chỉ đường vào thác Mai và đường đi cũng phong quang hơn, cảnh vật hữu tình, hấp dẫn hơn. Nhưng ngày xưa nó là cung đường rừng khổ ải làm chùng bước của bao người nếu không có quyết tâm đi săn tìm kho báu, nhất là đối với cuộc hành trình của ông chủ Thái với bức mật đồ trên tấm da dê trị giá 150.000 USD và giấc mơ 7,5 tấn vàng ròng.       

Trần Kế Tường

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 3 - Đánh dấu kho báu 7,5 tấn vàng bằng ngẫu tượng Linga