Báo South China Morning Post ngày 31.8 đưa tin chính quyền Kyrgyzstan đã cam kết sẽ điều tra và trừng phạt kẻ đứng sau vụ đánh bom Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Bishkek. Sau vụ đánh bom, hai nước đã nhất trí phải tăng cường hợp tác chống khủng bố. Trong vụ này, người dân tộc Duy Ngô Nhĩ bị nghi là thủ phạm.
Tối 30.8, Bộ trưởngNgoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Erlan Abdyldaev phía Kyrgyzstan để trao đổivề vụ Đạisứ quán Trung Quốc tại Bishkek bị tấn côngvào sáng cùng ngày.
Trong cuộc điện đàm, ôngVương Nghịyêu cầu Kyrgyzstan nhanh chóng tìm ra vànghiêm trị những kẻ chủ mưu, đồng thờitránh để xảy ra nhữngvụ tấn công tương tự.
Đáp lại, Bộ trưởngNgoại giao Abdyldaev đãlên án vụ tấn công với những từ ngữ mạnh mẽ nhất, khẳng định Kyrgyzstan đã thực hiện mọi biện pháp khẩn cấp cần thiết sau vụ tấn công và sẽ tiến hành điều tra toàn diện, trừng phạt những kẻ có liên quan.
Cuối cuộc điện đàm, hai bộ trưởng ngoại giao cam kết đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố, đặc biệt là vớichủ nghĩa cực đoan tôn giáo, chủ nghĩa ly khai sắc tộc và chủ nghĩa khủng bố tại khu vực Đông Á.
Vụ tấn công xảy ra vào sáng 30.8. Một kẻ khủng bốlái ô tô đâm thẳng vào cổng Đạisứ quán Trung Quốc tại Bishkek. Chiếc xe và kẻ lái đã nổ tung khiến 3 người dân có mặt tại hiện trường bị thương.
Nhân viên đạisứ quán Trung Quốc kiểm tra cửa sổ bị vỡ sau vụ tấn công - Ảnh: South China Morning Post
Kyrgyzstan và Trung Quốc đều khẳng định đây là vụ khủng bố vì vụ việc này xảy ra khi Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh G-20 vào cuối tuần này tại Hàng Châu.
Kyrgyzstan có tầm quan trọng chiến lược với Trung Quốc
BáoSouth China Morning Post nhận định mặc dù Kyrgyzstan là một quốc gia nằm lọt hẳn trongđất liền vàdân số ít nhưng lại có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc. Chính vì vậy khi xảy ra vụ tấn công ngày 30.8, Trung Quốc đã rất lo ngại và phải tăng cường hợp tác an ninh với Kyrgyzstan.
Về kinh tế, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2của Kyrgyzstan, thương mại song phương hai nước đạt 1,1 tỉUSD vào năm 2015.Ngoài ra, Kyrgyzstan là một trong những đối tác quan trọng trong sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc.
Trong năm 2013, Trung Quốc đã chi gần 3 tỉUSD vào nhiều dự án lớn tại Kyrgyzstan bao gồm đoạn đường ống đi qua đất nước này nằm trong dự án đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan-Trung Quốc, một dự án nhiệt điện và một dự án đường cao tốc.
Quan trọng hơn, Kyrgyzstan giáp với khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Cả hai đều là nơi cư trúcủa người Duy Ngô Nhĩ, người Kyrgyz và nhiều dân tộc khác.Theo số liệu thống kê chính thức của Kyrgyzstan, có khoảng 50.000 người Duy Ngô Nhĩ sống tại Kyrgyzstan, chiếm 1% dân số đất nước.
Chính vì“yếu tố Duy Ngô Nhĩ” và giáp với Tân Cương nên Kyrgyzstan nói riêng và vùng Trung Á nói chung quan trọng với Trung Quốc.
Tại khu tự trịTân Cương đã xảy ra nhiều vụ đụng độ do người Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc gây ra, do đó Trung Quốckhông muốn Kyrgyzstan lẫn Trung Quốc trở thành sào huyệt của cácphần tử cực đoan, những kẻ có thể lẻn vào Tân Cương và tiến hành tấn công khủng bố trong lãnh thổ Trung Quốc.Vì vậy, Trung Quốc đã có nhiều biện pháp để hợp tác chống khủng bố với Kyrgyzstan.
Năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Kyrgyzstanđã tuyên bốhai nước sẽ cùng nhau chống “ba thế lực ma quỷ” gồmchủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa lykhai và chủ nghĩa cực đoan.
Năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Kyrgyzstan Almazbek Atambaev cam kết hai nước sẽ cùng nhau chống “ba thế lực ma quỷ” - Ảnh: South China Morning Post
Năm 2014, Trung Quốc cùng các nướcthành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, trong đó có Kyrgyzstan, tổ chức tập trận chống khủng bố tại Nội Mông. Sau vụ tấn công ngày 30.8, hai bên đã cam kết sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác chống khủng bố.
Cẩm Bình (theo South China Morning Post)