Ông Nguyễn Văn Thuận, Lê Anh Tuân (Giám đốc và Phó Giám đốc ban quản lý dự án môi trường và biến đối khí hậu thành phố Đồng Hới, Quảng Bình; gọi tắt BQLDA môi trường Đồng Hới) đã tự ký nghiệm thu 2 gói thầu rà phá bom mìn khi đang ở Đài Loan với tổng giá trị 14,5 tỉ đồng. Cả 2 gói thầu này đều thi công thần tốc, làm trước khi ký kết hợp đồng chính thức. Theo chuyên gia, một gói rà phá bom DH/NC1 đã thất thoát 5,16 tỉ đồng.

Làm trái quy định của Bộ Quốc phòng để rút ruột tiền tỉ rà phá bom mìn?

Quốc Nam | 27/06/2019, 13:56

Ông Nguyễn Văn Thuận, Lê Anh Tuân (Giám đốc và Phó Giám đốc ban quản lý dự án môi trường và biến đối khí hậu thành phố Đồng Hới, Quảng Bình; gọi tắt BQLDA môi trường Đồng Hới) đã tự ký nghiệm thu 2 gói thầu rà phá bom mìn khi đang ở Đài Loan với tổng giá trị 14,5 tỉ đồng. Cả 2 gói thầu này đều thi công thần tốc, làm trước khi ký kết hợp đồng chính thức. Theo chuyên gia, một gói rà phá bom DH/NC1 đã thất thoát 5,16 tỉ đồng.

Thi công trước khi ký hợp đồng

Ngày 21.12.2018, ông Nguyễn Văn Thuận (nay đã nghỉ hưu) ký 2 hợp đồng DH/NC1 rà phá bom mìn vật nổ trị giá 5,6 tỉđồng (vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam cho dự án do ngân hàng WB tài trợ) và hợp đồng số DH-3.1 (vốn đối ứng dự án do ADB tài trợ) tại hạng mục rà phá bom mìn trị giá 8,5 tỉđồng. Cả hai đều thực hiện trong hợp đồng 1 tháng, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn (trụ sở Hà Nội) được chọn trúng thầu.

2 trang trong cuốn Nhật ký thi công quyển 1 gói rà phá bom mìn DH/NC1 được ký khống. Đây là một phần trong nhiều trang ký khống.

Với gói thầu của dựán WB, theo hồ sơ Một Thế Giới có được từ 3 nguồn độc lập xác tín, ngày 5.12.2018, Chi nhánh miền Trung Tổng Công ty Trường Sơn đã thành lập ban chỉ huy công trường RPBM do ông Võ Công Nam làm chỉ huy trưởng, với 7 đội thi công và 1 đội khoan. Kỳ lạ là ngày 5.12, ông Thuận và Giám đốc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Nguyễn Tuấn Anh mới ký nguyên tắc RPBM với hợp đồng ĐH/NC1 thì cũng trong ngày cho triển khai thực hiện trước khi có các thủ tục lựa chọn nhà thầu, cũng như các quyết định phê duyệt phương án, nhiệm vụ. Điều này được đánh giá trái luật đấu thầu 43/QH13 (lựa chọn nhà thầu, ký HĐ khi chưa có dự toán được duyệt), sát sườn nhất là triển khai thực hiện RPBM trước phê duyệt phương án kỹ thuật, nhiệm vụ tại quyết định 5566/QĐ-BQP ngày 18.12.2018 của Bộ Quốc phòng, vì chưa biết quy mô, giải pháp kỹ thuật được duyệt nhưng đã thực hiện. Tương tự, gói DH-3.1 cũng vẫn thi công trước khi ký hợp đồng.

Làm trái quy định

Từ ngày 17.12.2018 đến hết 28.12; sau 12 ngày thi công, cả 7 đội đều rà phá các độ sâu từ 0m - 0,3m; 0.3m - 3m; 0.3m - 5m; 5m - 10m. Riêng đội 8 khoan 1.071 lỗ, tổng chiều sâu 5.355m (sâu 5m/lỗ). Một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về rà phá bom mình đã thẩm định lại và phát biểu: “Khoan sâu 5m có thể rà phá được độ sâu 10m, vậy chỉ rà phá đến độ sâu 5m sẽ không cần phải thực hiện khoan cả ngàn lỗ và hoạt động củađội 8 rất không cần thiết, cần loại bỏ toàn bộ khối lượng khoan từ ngày 6.12 đến 15.12 với độ dài khoan 4.545m của đội 8, vì theo quyết định 5566/BQP chỉ có có 6 đội nhưng trên thực tế có 8 đội là vi phạm phương án kỹ thuật được duyệt, vi phạm quy tắc an toàn về chuẩn tắc rà phá bom mìn. Nếu cần phải khoan đến độ sâu 10m mới có thể rà tín hiệu bom, thì trên thực tế chỉ khoan đến 5m mà đưa ra kết quả nghiệm thu an toàn độ sâu 10m là việc làm gian dối. Ngược lại, nếu máy dò bom có khả năng dò được độ sâu 5m, thì toàn bộ khối lượng khoan để rà sâu 5m từ ngày 5.12.2018 - 15.12 khoảng 4,5km chiều sâu khoan là kê khai gian lận để chiếm đoạt tiền của Nhà nước”.

Ngày 30.12.2018, ông Thuận ở Đài Loan vẫn thò bút ký nghiệm thu thanh toán rà phá bom mìn dù nhật ký thi công bị ký khống

Vị chuyên gia này phân tích: “Trong vòng 21 ngày thi công, nếu tính từ ngày 5.12 đã chia ra 2 giai đoạn (9+12 ngày), trong đó giai đoạn 2 mỗi đội đều cùng rà phá ở độ sâu 5 - 10m với diện tích 0,3ha/đội và cùng thực hiện các độ sâu khác với diện tích 4ha/đội. Diện tích cần rà phá 5 - 10m chỉ tập trung ở một khu vực rộng 2,36 ha. Như vậy điều này không logic, thực tế là trên mặt bằng cần phân chia thành các khu vực độc lập cho các đội thi công. Việc chia mỗi loại một ít cho các đội cùng tham gia chỉ là cách làm giả để viết hồ sơ nghiệm thu cho nhanh. Hơn nữa, với 21 ngày, 1 đơn vị thực hiện 2 gói thầu đã khoan tổng công 15.000m, tương đương 15km chiều sâu, và lắp đặt 15km ống nhựa đường kính 110mm để phục vụ công tác dò bom thì quả là thần tốc với quá trình rà phá bom mìn, điều này không thể vì quá trình khoan (nếu có) phải theo quy trình, thứ tự, tốc độ để không khoan dính bom, đảm bảo an toàn trong quá trình rà phá vật liệu nổ”.

Chuyên gia nói thêm: “Trong định mức 117/2007 của Bộ Quốc Phòng ban hành trong sự thống nhất với Bộ Xây dựng, đã loại bỏ thành phần công việc khoan tạo lỗ khi dò bom đến độ sâu 10m, vì công nghệ dò bom đã đủ hiện đại rà tới độ sâu 10m. Như vậy, việc thêm công tác khoan, lắp đặt ống nhựa khi dò bom trong dự án kể trên là việc làm tiếp tay cho các bên bòn rút ngân sách nhà nước. Đơn cử, trong gói thầu DH/NC1 có dự toán đã duyệt mỗi mét khoan có 1 ống nhựa PVC, đường kính 110mm, dày 1,8mm để giữ vách khoan khi dò tín hiệu bom trong lỗ khoan thì chiều dài ống nhựa trong gói thầu này là 9,9km, gồm 1.980 lỗ, mỗi lỗ 5m. Thực tế, suốt quá trình nghiệm thu không có bên nào nhắc tới thông số, số lượng, kiểm tra nghiệm thu các ống nhựa này. Nếu có bố trí 9,9km ống nhựa thì các ống này vẫn đang nằm ở hiện trường, như một rừng gồm 1.980 cọc. Tôi khẳng định việc phê duyệt hạng mục khoan thừa ra ngoài định mức làm cho ngân sách nhà nước thất thoát 5,16 tỉ, trong số 8,94 tỉcủa gói thầu DH/NC1”.

Còn đây là biên bản bàn giao mặt bằng do phó của ông Thuận và cháu ông Thuận và cán bộ Ban ký khi đang du lịch Đài Loan.

Tương tự, gói thầu của dự án ADB cũng có hành trình như trên bởi cùng nhà thầu thực hiện và cả 2 đều có sự vi phạm của Ban QLDA trong việc triển khai, nghiệm thu, giải ngân thần tốc trước ngày 31.12.2018 mặc dù ký hợp đồng chính thức từ ngày 21.12. Các bên đã vi phạm phương án kỹ thuật: Đáng lẽ phải thi công 55 ngày theo quyết định 5564/ QĐ-BQP và 5566/QĐ-BQP ngày 18.12.2018 của Bộ Quốc Phòng với 6 đội kể từ sau ngày ký hợp đồng chính thức thì đã thay đổi thi công 8 đội, trong vòng 21 ngày, sự thay đổi này ảnh hưởng đến quy tắc an toàn của các tổ đội khi thi công trong thời gian gấp rút, tạo nên dấu hiệu về thi công khống. Một số cuốn nhật ký thi công chỉ ký khống nhiều trang, không có phần việc thực hiện mà Một Thế Giới có được đã cáo giác điều này.

Đi Đài Loan vẫn ký nghiệm thu

Chuyên gia đánh giá, gói thầu rà phá bom mìn dự án WB và ADB, diễn ra cùng mốc thời gian, khoan tổng cộng 15km, bố trí 15km ống nhựa D110mm, của cùng nhà thầu, đã thể hiện sự vô lý về kỹ thuật và năng lực thực hiện, coi thường kỷ cương phép nước với số tiền khoan tạo lỗ là 8,5 tỉtrong tổng cộng 14,5 tỉđồng của cả hai gói thầu.

Nhưng thần tốc và kỳ lạ hơn, từ ngày 28.12.2018 đến ngày 1.1.2019, toàn bộ cơ quan BQLDA môi trường Đồng Hới dưới sự lãnh đạo của ông Thuận đã có chuyến du lịch tại Đài Loan nhân dịp Tết Dương lịch, vậy mà trong nhật ký thi công lại ghi: “Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, nghiệm thu hạng mục công trình đưa vào sử dụng, bàn giao mặt bằng đã được rà phá bom mìn, vật nổ”. Ngoài ra, rất nhiều biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đã được Ban QLDA ký khống trong các ngày từ 28.12.2018 đến 30.12.2018, thời gian ông Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc BQLDA, ông Lê Anh Tuân Phó Giám đốc BQLDA cùng toàn bộ cơ quan này đang có mặt tại Đài Loạn để du lịch. Theo vị chuyên gia: “Đây là dấu hiệu làm khống hồ sơ rõ ràng nhất nhằm kịp các thủ tục giải ngân vốn của năm 2018 trước ngày 31.12.2018”. Bản hợp đồng du lịch Đài Loan được ông Trương Tấn Lâm, Chủ tịch Công đoàn BQL dự án ký với Viettravel chi nhánh Huế cùng danh sách 26 người mà Một Thế Giới có trong tay thể hiện đầy đủ sự việc.

Trong cuốn, một số hình ảnh thi công rà phá bom mìn nộp lên BQLD án nói về khoan lỗ sâu 10m rất sơ sài và ảnh chụp trong cuốn này rất mờ, không có video lưu lại cách thi công. Chuyên gia đánh giá, Nhật ký thi công ký khống vẫn nghiệm thu thì hình ảnh này khó đểxác thực thi công thật, nếu có.

Theo hồ sơ, vào ngày 29.12.2018 đã có cuộc nghiệm thu kỹ thuật giữa ông Lê Anh Tuân, Phó Giám đốc BLQ, Nguyễn Văn Tuấn, cán bộ kế hoạch kỹ thuật (cháu ruột ông Thuận), Nguyễn Văn Linh, cán bộ kỹ thuật và các nhân vật thuộc đơn vị thi công. Thời gian này, ông Tuân, ông Tuấn đều đang du hí ở Đài Loan.

Trở lại bài báo: “Chú thần tốc nâng lương cho cháu ruột” trên Báo điện tử Một Thế Giới về cháu ruột của ông Nguyễn Văn Thuận là Nguyễn Văn Tuấn, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình cho biết trường hợp Tuần có tốt nghiệp kỳ thi năm 2003 nhưng không hiểu vì lý do gì mà năm 2006 Tuấn lại xin ký cấp lại bằng tốt nghiệp khiến dư luận hiểu nhầm. Hiện vụ việc đã được UBKT Tỉnh ủy Quảng Bình vào cuộc kiểm tra. Tại BQLD án môi trường Đồng Hới, nguồn tin riêng của Một Thế Giới cho biết, UBKT Tỉnh ủy Quảng Bình đã vào cuộc với nhiều nội dung liên quan các cá nhân ban lãnh đạo ban và thông tin cho biết đã nghỉ hưu không phải là hạ cánh an toàn

Loan Nguyễn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm trái quy định của Bộ Quốc phòng để rút ruột tiền tỉ rà phá bom mìn?