Các nhà nghiên cứu New Zealand đã tìm thấy hạt vi nhựa có thể gây hại cho động thực vật trong 19 mẫu tuyết mới rơi ở Nam Cực.

Lần đầu tiên hạt vi nhựa được tìm thấy trong tuyết mới rơi ở Nam Cực

Đan Thuỳ | 09/06/2022, 11:02

Các nhà nghiên cứu New Zealand đã tìm thấy hạt vi nhựa có thể gây hại cho động thực vật trong 19 mẫu tuyết mới rơi ở Nam Cực.

Lần đầu tiên hạt vi hạt nhựa được tìm thấy trong tuyết mới rơi ở Nam Cực, điều này có thể đẩy nhanh quá trình tan băng tuyết và gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe của các hệ sinh thái của lục địa này.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những hạt vi nhựa cực nhỏ có kích thước nhỏ hơn một hạt gạo trước đây đã được tìm thấy trong băng và bề mặt nước ở Nam Cực nhưng đây là lần đầu tiên nó được tìm thấy trong tuyết mới rơi.

Nghiên cứu được thực hiện bởi nghiên cứu sinh của Đại học Canterbury (New Zealand), Alex Aves, và được giám sát bởi Tiến sĩ Laura Revell đã được công bố trên tạp chí khoa học The Cryosphere

Aves đã thu thập các mẫu tuyết từ thềm băng Ross ở Nam Cực vào cuối năm 2019 để xác định xem liệu hạt vi nhựa có được chuyển từ khí quyển vào tuyết hay không. Cho đến lúc đó, có rất ít nghiên cứu về điều này ở Nam Cực.

anh-chup-man-hinh-2022-06-09-luc-10.33.18.png
Các nhà nghiên cứu của Đại học Canterbury làm việc ở Nam Cực vào năm 2019 - Ảnh: Lucy Howell

Revell nói: "Chúng tôi đã từng lạc quan rằng hạt vi nhựa sẽ không thể xuất hiện ở nơi nguyên sơ và xa xôi như vậy". 

Song mọi thứ lại không phải như vậy, các hạt vi nhựa được tìm thấy trong mỗi một trong số 19 mẫu từ thềm băng Ross. 

Aves nói: "Thật vô cùng đáng buồn nhưng việc tìm thấy vi nhựa trong tuyết ở Nam Cực làm nổi bật mức độ ô nhiễm nhựa ở ngay cả những vùng xa xôi nhất trên thế giới".

Ô nhiễm vi nhựa đã được tìm thấy trên đỉnh núi Everrest cho đến những đại dương sâu thẳm. Con người được biết là vô tình ăn và hít phải hạt vi nhựa và một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng các hạt này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào của con người. 

Trước đó, lần đầu tiên các nhà khoa học cũng đã phát hiện các hạt vi nhựa trong máu người. Những hạt tí hon này có thể di chuyển tự do khắp cơ thể và mắc kẹt trong các cơ quan, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, hàm lượng vi nhựa trong phân của trẻ sơ sinh nhiều gấp 10 lần người lớn. Nguyên nhân có thể liên quan đến việc cho ăn bằng bình nhựa. Trong quá trình này, trẻ em có thể nuốt hàng triệu hạt vi nhựa mỗi ngày.

Trung bình trong 1 lít tuyết tan ra, Aves tìm thấy 29 hạt vi nhựa, cao hơn so với nồng độ nước biển được báo cáo trước đây. Trong đó có 13 loại nhựa khác nhau được tìm thấy, phổ biến nhất là PET - loại nhựa thường được dùng để tạo ra chai nước nhựa và quần áo.

Các mẫu được lấy từ ngay bên cạnh các căn cứ khoa học trên Đảo Ross, Căn cứ Scott và Trạm McMurdo có nồng độ hạt vi nhựa lớn hơn - gần gấp ba lần so với các khu vực hẻo lánh.

Mô hình khí quyển cho thấy các hạt vi nhựa có thể đã di chuyển hàng nghìn km trong không khí, tuy nhiên cũng có khả năng sự hiện diện của con người ở Nam Cực đã tạo nên điều này. 

Nghiên cứu trước đây của Revell đã chỉ ra rằng hạt vi nhựa trong khí quyển có thể giữ bức xạ do Trái đất phát ra và góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Các hạt vi nhựa tối màu trong các bề mặt băng giá có thể hấp thụ ánh sáng Mặt trời và dẫn đến hiên tượng nóng lên.Vi nhựa cũng có thể gây hại cho động vật và thực vật. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần đầu tiên hạt vi nhựa được tìm thấy trong tuyết mới rơi ở Nam Cực