Mỹ Latinh đang thay đổi. Nhiều chính quyền cánh hữu tồn tại vững chắc gần hai thập niên bị thay thế bởi chính quyền cánh tả trong 4 năm qua.

‘Làn sóng hồng’ tại Mỹ Latinh

Cẩm Bình | 25/10/2022, 09:02

Mỹ Latinh đang thay đổi. Nhiều chính quyền cánh hữu tồn tại vững chắc gần hai thập niên bị thay thế bởi chính quyền cánh tả trong 4 năm qua.

Gustavo Petro - cựu thành viên nhóm vũ trang Phong trào 19.4 - đắc cử Tổng thống Colombia vào tháng 6 năm nay. Tháng 12 năm ngoái, nghị sĩ cánh tả Gabriel Boric trở thành tổng thống trẻ nhất của Chile (35 tuổi). Một tháng trước đó, chính trị gia cánh tả Xiomara Castro giành chiến thắng tại Honduras, 12 năm sau khi chồng bà Manuel Zelaya bị lật đổ bằng một cuộc đảo chính quân sự.

Tại Peru, thầy giáo kiêm nhà lãnh đạo công đoàn Pedro Castillo đắc cử tổng thống vào tháng 6.2021. Bolivia năm 2020 chứng kiến chính trị gia đảng Phong trào tiến lên chủ nghĩa xã hội Luis Arce được bầu làm tổng thống. Năm 2019, chính trị gia lberto Fernandez của liên minh cánh tả đánh bại tổng thống cánh hữu Mauricio Macri ở Argentina. Năm 2018 liên minh cánh tả tại Mexico có được chiến thắng vang dội trong tổng tuyển cử.

Sắp tới có thể đến Brazil. Nhân vật lãnh đạo đảng Công nhân Lula da Silva đứng trước cơ hội đánh bại đương kim Tổng thống Jair Bolsonaro vào ngày 30.10 tới.

colombia_gustavo_petro_first_leftist_president_new_1660003497229_1660003497430_1660003497430.jpg
Tân Tổng thống Colombia Gustavo Petro là nhân vật cánh tả mới nhất lên nắm quyền tại Mỹ Latinh - Ảnh: The Mint

Với một số nhà quan sát, loạt diễn biến là sự tiếp nối của “làn sóng hồng” những năm 1990. Thời điểm đó loạt chính quyền cánh tả nắm quyền lên án chính sách tân tự do như nguồn cơn gây bất bình đẳng, tham nhũng chính trị, kinh tế quốc gia do nước ngoài giữ thế thống trị. Đến những năm 2010, họ thất cử sau khi giá hàng hóa xuất khẩu giảm khiến các chính quyền cánh tả không thể giải quyết vấn đề bất bình đẳng.

Lực lượng cánh tả tái nắm quyền vì các chính quyền cánh hữu không đánh giá đúng mức độ thất vọng của dân chúng. Thế hệ lãnh đạo mới ở Mỹ Latinh nay từ chối vai trò truyền thống của Mỹ trong khu vực, tập trung nhiều hơn vào vấn đề môi trường và giới, theo đuổi vấn đề công bằng xã hội, ngày càng quan tâm đến y tế công sau khi trải qua COVID-19, học cách sống chung với đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư từ Trung Quốc.

Có thể thấy Tổng thống Chile Gabriel Boric là một ví dụ. Ông cố gắng duy trì quan hệ tốt đẹp với Cuba và Venezuela nhưng cũng không ngại lên án hai nước này về vấn đề nhân quyền. Trong nước, ông thúc đẩy cải cách hiến pháp để giải quyết bình đẳng kinh tế - xã hội và chính trị, tăng cường bảo vệ quyền lợi người bản địa, ủng hộ chủ nghĩa nữ quyền.

Tại Mexico, Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador cũng duy trì quan hệ tốt đẹp với Cuba và Venezuela, kêu gọi chấm dứt cấm vận thương mại Cuba nhưng giữ quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Trong nước, ông chống tham nhũng, lên án vi phạm nhân quyền, giảm bất bình đẳng, bảo vệ quyền lợi người lao động.

lalatiname.jpg
Mỹ Latinh đang chứng kiến "làn sóng hồng" - Ảnh: EPA

Mỹ chưa nắm rõ tình hình?

Rõ ràng Mỹ Latinh đang thay đổi, nhưng Mỹ dường như chưa nhận ra. Năm 2019, cố vấn an ninh John Bolton của Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tái áp dụng Học thuyết Monroe năm 1823, theo đó Washington xem Mỹ Latinh là “sân sau”, các cường quốc khác nên tránh xa.

Sau khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền, chính sách Mỹ Latinh vẫn chưa đi đúng hướng. Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ năm 2022 tổ chức tại Los Angeles không mời Cuba, Nicaragua, Venezuela nên hứng chịu làn sóng chỉ trích. Vài nhà lãnh đạo, dẫn đầu bởi Tổng thống Obrador, từ chối tham dự, một số khác nhân dịp góp mặt lên án chính sách Washington triển khai trong khu vực.

Chuyến công du gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken giúp kiểm soát thiệt hại, và thành công, đã thể hiện Washington nhận thức rõ “làn sóng hồng”. Ông Blinken sang thăm Colombia, Chile và Peru - nơi lợi ích thương mại của Mỹ đang mất dần trước sự cạnh tranh từ Trung Quốc. Ông dự cuộc họp Đại hội đồng Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), sự kiện bộc lộ rõ tâm lý bất mãn với chính sách của Mỹ: 19 trên 35 quốc gia thành viên bỏ phiếu ủng hộ việc loại đại diện phe đối lập tại Venezuela được Mỹ hậu thuẫn tại OAS (chỉ thiếu 5 phiếu là thành công).

Mặc dù cam kết cung cấp 240 triệu USD cho người tị nạn trong khu vực, không thể phủ nhận vai trò của Mỹ tại OAS đang suy giảm. Mỹ Latinh sẵn sàng đối thoại với Mỹ nhưng đây cần là trao đổi ý kiến trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.

Theo các nhà phân tích, Mỹ cũng nên đặt ra mục tiêu cụ thể, chẳng hạn ủng hộ Tổng thống Gustavo Petro đàm phán với nhóm vũ trang Quân giải phóng quốc gia (ELN) ở Colombia, cải thiện quan hệ với Cuba như thời Tổng thống Barack Obama, chủ động làm việc với các nhà lãnh đạo mới tìm giải pháp hòa bình cho khủng hoảng ở Venezuela...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Làn sóng hồng’ tại Mỹ Latinh