Trải qua 150 năm hình thành và phát triển, Thảo Cầm Viên như một lá phổi xanh của Sài Gòn-TP.HCM. Đây không chỉ là nơi vui chơi, tham quan, giải trí mà còn mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa của TP.
Theo tài liệu từ Thảo Cầm Viên, người có công hình thành Thảo Cầm Viên là ông Louis Adolphe Germain, một thú y sĩ của quân đội Pháp. Ông đã lập hàng loạt thiết kế quy hoạch cần thiết cho một vườn thú tương lai ở khu vực đất hoang ở phía đông bắc kênh L’avanche (rạch Thị Nghè bây giờ).
Một sân khấu tại Thảo Cầm Viên trước 1975. Ảnh: Tư liệu
Ông Louis là một nhà thực vật học suốt đời tận tụy cho sự nghiệp khoa học. Nhờ ông, nhiều cây rừng tự nhiên được tồn tại, một số loài cây đại mộc từ các lục địa khác được du nhập, một số cây ăn trái thuộc khu vực Đông Nam Á được ươm trồng, để từ đây cho ra đời những giống cây trái ngon.
Bảo tàng lịch sử tại Thảo Cầm Viên. Ảnh: Hương Thảo
Bảo tàng lịch sử tại Thảo Cầm Viên. Ảnh: Tư liệu
Công trình hoàn thành vào tháng 3.1865. Nhận thấy tầm quan trọng của một vườn thú lớn ở Đông Dương, toàn quyền Đông Dương đã mời ông JB.Loius Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật của vườn bách thảo Calcutta (Ấn Độ) sang làm giám đốc. Ông Pierre được giao nhiệm vụ sưu tập các loài thực vật, động vật của Nam Kỳ và 3 nước Đông Dương để chuyển về Viện Bảo tàng lịch sử thiên nhiên Paris.
Đền thờ vua Hùng. Ảnh: Hương Thảo
Cuối năm 1865, vườn Bách Thảo được mở rộng thành 20 ha. Là một nhà khoa học, ông Pierre đã giữ lại nhiều cây rừng tự nhiên, đồng thời du nhập một số loài cây đại mộc từ các lục địa khác và trồng thành công một số cây ăn trái thuộc khu vực Đông Nam Á, để từ đây cho ra những vườn cây ăn trái sung túc khắp miền Nam.
Sơ đồ Thảo Cầm Viên. Ảnh: Hương Thảo
Chuồng voi hiện tại. Ảnh: Thảo Hương
Chuồng voi thời Pháp thuộc. Ảnh: Tư liệu
Thảo Cầm Viên Sài Gòn hiện có hơn 2.500 cây thuộc 360 loài, hơn 1.000 cá thể với hơn 120 loài động vật. Trong 5 năm qua, nơi này đã tổ chức hướng dẫn, giảng dạy cho gần 350.000 lượt học sinh, sinh viên các cấp. Ảnh: Hương Thảo
Sau năm 1975, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tiếp đón hàng triệu du khách đến tham quan mỗi năm, nhưng cơ sở hạ tầng dần dần bị xuống cấp. Trước tình hình đó, từ năm 1984, UBND TP chủ trương cải tạo, nâng cấp Thảo Cầm Viên Sài Gòn với nhiều hạng mục công trình đã được xây dựng mới như: kè đá dọc kênh Thị Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa và bê tông đường nội bộ, xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hổ trắng quý hiếm tại Thảo Cầm Viên. Ảnh: Lê Quyết
Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975 từ 8.500m2 lên đến năm 2000 là 25.000m2.
Không gian thoáng mát với nhiều loại cây lâu năm như me, xà cừ... Ảnh: Hương Thảo
Ông Nguyễn Văn Minh, 58 tuổi, có thâm niên 38 năm làm việc tại Thảo Cầm Viên ở bộ phận chăm sóc thú dữ. Với ông, đây là ngôi nhà thứ hai của mình bởi sự gắn bó, chia sẻ, có nhiều kỷ niệm vui buồn trong suốt thời gian dài. Ảnh: Hương Thảo
Hương Thảo (Tổng hợp)