Theo ĐB Đỗ Văn Sinh, Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hiệu quả hoạt động của những người được lấy phiếu mang lại tiến bộ gì so với giai đoạn trước, hoặc còn những hạn chế gì chưa giải quyết được gì. Đó là cơ sở quan trọng để các vị nhận được hay không nhận được lá phiếu tín nhiệm.

Lấy phiếu tín nhiệm: Đại biểu Quốc hội bàn về cách đánh giá các Bộ trưởng

Trí Lâm | 23/10/2018, 12:56

Theo ĐB Đỗ Văn Sinh, Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hiệu quả hoạt động của những người được lấy phiếu mang lại tiến bộ gì so với giai đoạn trước, hoặc còn những hạn chế gì chưa giải quyết được gì. Đó là cơ sở quan trọng để các vị nhận được hay không nhận được lá phiếu tín nhiệm.

Dự kiến ngày 24 và 25.10, các đại biểu sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 cán bộ giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14.

Trong phiên phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết đây là nội dung giám sát đặc biệt quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Theo đó, trên cơ sở lắng nghe ý kiến của cử tri, từ thực tiễn theo dõi, giám sát của mình, mỗi đại biểu Quốc hội sẽ thực hiện việc đánh giá với tinh thần trách nhiệm, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm".

Chia sẻbên hành hang Quốc hội, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho biết hoạt động lấy phiếu tín nhiệm nhằm thực hiện quyền giám sát của Quốc hội thông qua lá phiếu. Mỗi một nhân sự gửi cho ĐBQH một bản báo cáo dài 4 trang về những việc mình làm, nhưng ai là người thẩm định, chưa nói tới vấn đề tài sản sau này, làm sao Đại biểu Quốc hộicó thể xác minh.

“Cái khó là chúng ta không có công cụ để đánh giá. Chúng ta cũng cần phải thông cảm với nhiều Bộ trưởng ở những lĩnh vực tiếp xúc trực tiếp, gần với đời sống người dân như giáo dục, y tế, giao thông,.. Do đó, không nên nghĩ một cách tuyệt đối rằng vị này phiếu tín nhiệm cao nhất là uy tín nhất, hoặc thấp nhất là không uy tín nhất.

Ông Quốc cũng cho rằng đã gặp gỡ cử tri để làm những cuộc điều tra và thấy tiêu chí bỏ phiếu vẫn là cảm nhận riêng của mỗi cá nhân. Trong báo cáo của đại biểu bao giờ cũng có một vài thành tích và nhận vài thiếu sót. Làm sao có thể đánh giá nếu nhìn vào bản báo cáo đó. Có lẽ vẫn nên dựa vào dư luận xã hội.Tuy nhiên, theo ông Quốc, có những lĩnh vực quá sát với bức xúc của người dân, người đứng đầu phải “đứng mũi chịu sào” nên điều này phải tương đối.

Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để những người đang giữ chức vụ nhìn lại quá trình làm việc của mình, nhắc nhở họ về tinh thần trách nhiệm đối với trọng trách được giao.

Còn theo ĐB Đỗ Văn Sinh Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, khi đánh giá tín nhiệm thì quan trọng nhất là lá phiếu. Hiệu quả hoạt động của những vị được lấy phiếu mang lại tiến bộ gì so với giai đoạn trước, hoặc còn những hạn chế gì chưa giải quyết được gì. Đó là cơ sở quan trọng để các vị nhận được hay không nhận được lá phiếu tín nhiệm.

Đánh giá tín nhiệm là trách nhiệm của các đại biểu quốc hội nên các đại biểu cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình. Anh phải nâng cao hơn nữa nhận thức, nắm bắt được toàn bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực của đất nước, trong đó có lĩnh vực của các vị được lấy phiếu tín nhiệm.

Cũng theo ông Sinh, ở các kỳ họp quốc hội thì toàn bộ ý kiến của cử tri đều được tập hợp chi tiết và gửi tới các đại biểu. Thông qua ý kiến của cử tri và việc trả lời, giải quyết của các vị đó thì đại biểu quốc hội sẽ có đủ cơ sở để đánh giá.

“Thông tin từ cử tri là một trong những kênh rất quan trọng vì những hoạt động của các vị đó sẽ được phản ánh trên thực tế cuộc sống của nhân dân cả nước. Giải quyết được những bức xúc của cử tri một cách nhanh chóng thì đó là công cụ để đánh giá tín nhiệm”, ông Sinh nói.

Theo tôi, để có kết quả đánh giá chính xác cần nhìn vào kết quả cuối cùng của lĩnh vực mà Bộ trưởng phụ trách xem nó có tiến bộ không hay thụt lùi so với trước. Kết quả cuối cùng thể hiện một cách tổng quát, từ xây dựng thể chế tới tổ chức điều hành. Nhưng chốt lại, kết quả cuối cùng sẽ là thước đo hiệu quả hoạt động của vị Bộ trưởng đó.

Cũng chia sẻ về vấn đề này, ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) cho biết việc đánh giá từng cá nhân sẽ phải xem xét cả quá trình. Ví dụ, cần xem xét một bộ trưởng khi mới nhậm chức bối cảnh khó khăn, thuận lợi ra sao, đã đề ra được những chính sách gì để tháo gỡ và đưa lĩnh vực mình phụ trách phát triển.

Bà Hiền cũng cho hay, phiếu tín nhiệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh chính trị của chức danh được lấy phiếu, nhưng sinh mệnh quốc gia là quan trọng nhất, nếu cần đánh giá một chức danh cụ thể nào đó tín nhiệm thấp thì phải đặt cái chung lên trên.

“Ở một số lĩnh vực, đầu nhiệm kỳ tôi có những chất vấn và tranh luận khá gay gắt, nhưng thời gian qua, Bộ trưởng và ngành đó đã có sự thay đổi thì những nỗ lực ấy rất cần được ghi nhận. Ngược lại, với lĩnh vực nào chậm chuyển biến, sẽ phảixem xét một cách thẳng thắn”, bà Hiền nói.

Ngoài ra, với những vấn đề nóng, nan giải, không thể giải quyết “ngày một ngày hai” của các bộ, ngành, bà Hiền cho rằng, "cần đánh giá trước hết ở thái độ, quan điểm của người đứng đầu".

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lấy phiếu tín nhiệm: Đại biểu Quốc hội bàn về cách đánh giá các Bộ trưởng