Lễ nhậm chức của ông Joe Biden hứa hẹn sẽ là một sự kiện truyền hình trực tiếp thay vì tràn ngập đám đông tụ tập như mọi năm.

Lễ nhậm chức tổng thống Mỹ 2021 có gì khác biệt?

Đan Thuỳ | 19/01/2021, 10:56

Lễ nhậm chức của ông Joe Biden hứa hẹn sẽ là một sự kiện truyền hình trực tiếp thay vì tràn ngập đám đông tụ tập như mọi năm.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn ra vô cùng phức tạp cùng với vụ bạo loạn vừa xảy ra vừa qua tại Điện Capitol và các mối đe doạ đầy bất ổn trên toàn nước Mỹ, lễ nhậm chức tổng thống của ông Joe Biden sẽ phải hạn chế nhiều hoạt động cũng như số người tham dự.

Ngày 20.1, lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống của ông Joe Biden sẽ diễn ra nhưng từ ngày 11.1, nước Mỹ đã phải triển khai các biện pháp siết chặt an ninh như ban bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Washington DC khi mà có rất nhiều mối lo lắng về nguy cơ bạo lực xảy ra vào ngày này.

Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden với chủ đề America United (Nước Mỹ thống nhất) sẽ được diễn ra trong kế hoạch an ninh được siết chặt.

8f28e0e0-58c3-11eb-93e3-5f1c07ca55d0.jpg
Công tác chuẩn bị cho lễ nhậm chức của ông Joe Biden - Ảnh: Internet

Trong những ngày trước lễ nhậm chức, hầu hết các con đường ở Washington đều trở nên vắng bóng người. Tại khu vực gần toà nhà quốc hội, lực lượng Vệ binh Quốc gia đã triển khai nhiều chốt chặn ngụy trang để đề phòng bất ổn.

Theo AFP, các cây cầu chính dẫn vào nội thành bị phong tỏa trong hai ngày. Điện Capitol, Nhà Trắng và các trụ sở của chính phủ đều được tăng cường mức độ an ninh, với sự có mặt của khoảng 25.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia, gấp 2,5 lần những lễ nhậm chức trước.

7wosx4wphguyyjaedj3rzycayy.jpg
An ninh được thắt chặt nhằm tránh những vụ bạo loạn có thể xảy ra - Ảnh: Internet

Thông thường, lễ nhậm chức tổng thống thu hút khoảng một triệu người. Trước tình hình căng thẳng hiện tại, đội chuyên trách của Tổng thống đắc cử Joe Biden đã kêu gọi người ủng hộ nên ở nhà. Họ dự định tổ chức một buổi lễ được truyền hình trực tiếp từ Điện Capitol và không có khách tham dự.

Theo kế hoạch, các hoạt động ăn mừng sẽ được diễn ra trong 5 ngày. Trong ngày 19.1, ông Biden và bà Harris sẽ chủ trì một lễ tưởng niệm trực tuyến dành cho 400.000 bệnh nhân tử vong vì COVID-19 tại Mỹ. Đến ngày 20.1, lễ nhậm chức tổng thống của ông Joe Biden sẽ bao gồm "diễu hành ảo khắp nước Mỹ" để vừa nhằm hạn chế dịch COVID-19 vừa tránh nguy cơ xảy ra bạo lực. Thông tin từ Ủy ban nhậm chức của tổng thống thông báo, ông Biden sẽ không diễu hành dọc đại lộ Pennsylvania ở thủ đô Washington DC như truyền thống sau khi tuyên thệ.

kamala-biden.jpg
Ông Joe Biden và bà Kamala Harris - Ảnh: Internet

Thay cho lễ diễu hành truyền thống, một lễ diễu hành ảo sẽ được phát trên truyền hình toàn quốc, bao gồm các màn trình diễn nhằm tôn vinh những người hùng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 và thể hiện sự đa dạng, di sản và sức mạnh của nước Mỹ để bước vào kỷ nguyên mới. Người dân tại 50 tiểu bang bao gồm các diễn giả, nghệ sĩ, sẽ lần lượt xuất hiện trên sóng truyền hình.

Trong chương trình ngày 20.1, sẽ có sự xuất hiện của ca sĩ Lady Gaga để hát bài quốc ca Mỹ. Nhà thờ 22 tuổi, Amanda Gorman cùng ca sĩ Jenifer Lopez cũng biểu diễn trong buổi lễ. Sự kiện trong tối 20.1 có sự tham gia của John Legend, Justin Timberlake và Demi Lovato.

Trước đó, Ủy ban nhậm chức của tổng thống thông báo ông Biden và bà Harris sẽ tuyên thệ trong một sự kiện quy mô nhỏ ở Washington được đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc về an toàn và sức khỏe. Các thành viên quốc hội, thay vì nhận được 200.000 vé mời như trước đây, sẽ chỉ được một vé cho mình và một vé cho khách mời. Điều đó có nghĩa là chỉ 1.070 vé sẽ được trao cho các thành viên của Quốc hội. Sau lễ nhậm chức, ông Biden và bà Harris sẽ duyệt đội danh dự có sự tham gia của mọi binh chủng quân đội Mỹ trước khi được hộ tống đến Nhà Trắng.

preparing-for-joe-biden-kamala-harris-inauguration_1_1.jpg

Bên cạnh khuyến cáo của ủy ban này, Thị trưởng Washington DC - Muriel Bowser cũng khuyến nghị người dân theo dõi trực tuyến lễ nhậm chức. Chương trình đổi mới này sẽ giúp mọi người an toàn và sử dụng các cách mới để đưa người Mỹ trên toàn quốc, từ các thị trấn nông thôn đến các đô thị, từ người trẻ, người già đến mọi người ở khắp mọi miền, đều tham dự được - lãnh đạo ủy ban tổ chức, ông Maju Varghese, nói.

Theo truyền thống, tổng thống sắp mãn nhiệm và các cựu tổng thống Mỹ đều sẽ tham dự buổi lễ nhậm chức. Hành động này thể hiện sự thống nhất, đồng lòng với quy trình chuyển giao quyền lực trong hoà bình. Nhưng tổng thống đương nhiệm Donald Trump tuyên bố sẽ vắng mặt trong buổi lễ này. Ông Trump dự kiến sẽ rời thủ đô Washington DC trong buổi sáng ngày 20.1. Điều này khiến ông trở thành tổng thống thứ tư trong lịch sử không có mặt tại sự kiện nhậm chức của người kế nhiệm. Như vậy, buổi lễ sẽ không có phần chào hỏi truyền thống giữa người đứng đầu Nhà Trắng và người sắp kế nhiệm.

trump.1610126862.jpg
Tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ vắng mặt trong lễ nhậm chức - Ảnh: Internet

Thay vào đó, các cựu tổng thống Bill Clinton, George Bush và Barack Obama sẽ góp mặt trong khi ông Jimmy Carter, 96 tuổi không thể tham dự vì lo ngại dịch bệnh.

Trong điều kiện bình thường, Washington DC sẽ chứng kiến ​​hàng trăm nghìn người đổ về thành phố để ăn mừng lễ nhậm chức của tân tổng thống. Vào năm 2009, ước tính 2 triệu người đã phủ gần kín các trung tâm mua sắm, các khách sạn... tại thủ đô khi Tổng thống Barack Obama tuyên thệ nhậm chức.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược
4 giờ trước Sự kiện
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17.1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lễ nhậm chức tổng thống Mỹ 2021 có gì khác biệt?