Tối 7.5, được sự bảo trợ của Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam phối hợp với Công ty Nhà hát Việt tổ chức chương trình Lên đồng : Đạo và Đời, kết hợp với Lễ phong tặng Nghệ nhân dân gian.

Lễ phong tặng nghệ nhân dân gian trong Tứ Phủ

Haiyen | 08/05/2016, 13:02

Tối 7.5, được sự bảo trợ của Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam phối hợp với Công ty Nhà hát Việt tổ chức chương trình Lên đồng : Đạo và Đời, kết hợp với Lễ phong tặng Nghệ nhân dân gian.

Để có được những kết quả đó là nhờ vào tinh thần bền bỉ bảo tồn giá trị văn hóacủa các Thanh đồng, nhờ vào sự dũng cảm và dấn thân của các nhà khoa học, các nhà quản lý đã làm thay đổi nhận thức xã hội với nghi lễ thờ Mẫu, nhằm giữ gìn sự trong sáng cũng như trả lại sự nguyên bản của nghi lễ vốn từ trước đến nay bị ảnh hưởng bởi một số cá nhân lợi dụng tín ngưỡng, mưu lợi cá nhân. Đến nay nhà nước đã công nhận Tín ngưỡng thờ Mẫu, Hầu đồng là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.

Trước lễ trao tặng, vở diễn "Tứ Phủ" của Nhà hát Việt vẫn diễn ra như thường lệ với sự có mặt của nhiều vị khách đặc biệt là các nghệ nhân thanh đồng cung văn đến từ khắp nơi trong cả nước… Sau khi được nhà nước công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu, Hầu đồng là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia thì Việt Nam đã gửi hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” tới UNESCO đệ trình là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

GS-TS Ngô Đức Thịnh (bìa trái) và TS Trần Hữu Sơn (bìa phải) trao tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian cho các thanh đồng cung văn.

Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu thì trong đạo Mẫu có 4 vấn đề gắn với cộng đồng. Một là đạo Mẫu coi tự nhiên là một người mẹ và tôn thờ. Hai là đạo Mẫu mong cho con người sống ở trên đời ba điều: Phúc – Lộc – Thọ. Ba là đạo Mẫu thể hiện đậm nét chủ nghĩa yêu nước đã được tâm linh hóa, tín ngưỡng hóa. Và bốn là đạo Mẫu là một tín ngưỡng đa văn hóa.

Và cũng chính những ý nghĩa nhân văn sâu sắc độc đáo đó, khi vở diễn “Tứ Phủ” được trình diễn trên sân khấu đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của hàng nghìn khán giả trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong 6 tháng ra mắt, "Tứ Phủ" đã vinh dự đón tiếp rất nhiều vị đại sứ, tuỳ viên văn hoá đến từ: Pháp, Italia, Ba Lan, Hungary, Canada…

Dự kiến các chuyên gia UNESCO sẽ cho ý kiến vào tháng 6 và hồ sơ được xem xét đánh giá vào tháng 12.2016 tại kỳ họp thứ 11 của Ủy ban liên chính phủ công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) tại Ethiopia.

GS.TS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam đang phát biểu ý kiến

Vởdiễn "Tứ Phủ"của đạo diễn Việt Tú được trình diễn, đây chính làcông lao của những nghệ sỹ đã đưa thờ Mẫu, hầu đồng vào trong sáng tạo nghệ thuật của mình nhằm giới thiệu với đông đảo công chúng trong nước vàquốc tế nét đẹp tâm linh độc nhất vô nhị của dân tộc Việt Nam

Để ghi nhận những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn văn hoá dân tộc, trong những năm qua Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam xem xét Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam cho nhiều Thanh đồng, Cung văn là hội viên Câu lạc bộ Bảo tồn Văn hóa Đạo Mẫu Việt Nam.

Nghệ nhân dân gian là danh hiệu cao quý do Hội văn nghệ dân gian Việt Nam trao cho những người có thành tích đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hoá phi vật thể, giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo, sở hữu, bảo tồn và truyền dạy các giá trị văn hoá dân gian ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như Ca trù, Quan họ, Hát xoan, Chầu văn…

Theo Công ước quốc tế 2003 Nghệ nhân dân gian là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy của mọi hiện tượng văn hoá phi vật thể. Không có nghệ nhân dân gian thì cũng không có văn hoá dân gian. UNESCO coi nghệ nhân dân gian là “Báu vật nhân văn sống” của “Bảo tàng sống" của Văn hóa Việt.

Nghệ nhân dân gian Đặng Ngọc Anh

Nghệ nhân dân gian Ngô Thị Ngọc Bông

GS-TS Ngô Đức Thịnh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng VN cùng ông Trần Hữu Sơn phó chủ tịch Hội văn nghệ dân gian VN trao bằng chứng nhận cho các nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực hầu đồng.

Sau lễ phong tặng, hai nghệ nhân dân gian là Đặng Ngọc Anh mang tới cho khán giả xem 3 giá hầu đồng theo lề lối miền Bắc gồm: Giá Chầu Lục – Giá Hoàng Mười và Giá Cô Bé. Nghệ nhân dân gian Ngô Thị Ngọc Bông mang tới 2 giá hầu theo lề lối miền Trung, gồm Chầu bà Hỏa Phong Thần Nữ và Giá Cô Bơ.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lễ phong tặng nghệ nhân dân gian trong Tứ Phủ