Một phóng viên hỏi nhà vô địch cờ vua thế giới rằng: “Xin hãy cho biết ông nghĩ nước cờ nào là hoàn hảo nhất?”. Đó là một câu hỏi ngây ngô, bởi không thể có một nước cờ hoàn hảonào, nếu không xét nó trong một tình huống trận đấu rất cụ thể, chi tiết.
Văn hóa

'Lẽ sống': Nhiệm vụ càng khó khăn thì cuộc sống càng thêm ý nghĩa

Hạ Vĩ 17/12/2023 08:00

Một phóng viên hỏi nhà vô địch cờ vua thế giới rằng: “Xin hãy cho biết ông nghĩ nước cờ nào là hoàn hảo nhất?”. Đó là một câu hỏi ngây ngô, bởi không thể có một nước cờ hoàn hảonào, nếu không xét nó trong một tình huống trận đấu rất cụ thể, chi tiết.

Đừng xem thường quy luật trò chơi cuộc đời

Câu chuyện này như một ngụ ngôn về vị trí của con người trong sự sống, bởi con người luôn luôn ở trong thế đối chất với câu hỏi cuộc đời; thông qua ví dụ về “nước cờ hoàn hảo nhất”, ta thấy rằng câu hỏi cuộc đời chỉ có thể được ghi nhận khi nó là một câu hỏi cụ thể, chi tiết được đặt ra ngay tại đây, ngay bây giờ.

Hãy thử hình dung: một kỳ thủ đối mặt với thế cờ nan giải thì anh ta sẽ làm gì? Anh hất tung cả bàn cờ. Đó có phải là một giải pháp cho ván cờ khó khăn? Chắc chắn là không. Nhưng đó chính xác là cơ chế của hành vi vứt bỏ sự sống của mình và nghĩ rằng nhờ đó mà anh ta tìm được giải pháp cho vấn đề dường như không có lời giải.

Anh không biết rằng khi làm như thế nghĩa là anh ta đã xem thường quy luật cuộc đời – cũng giống như người chơi cờ trong câu chuyện ngụ ngôn của chúng ta đã phớt lờ luật chơi cờ – vốn có quy định là giải quyết thế trận bằng cách di chuyển một quân mã, quân xe, hay một quân bất kỳ nào đó, nhưng ít nhất thế trận phải được giải quyết bằng một nước cờ đơn giản, tuyệt đối không phải bằng hành vi xóa bỏ bàn cờ. Lúc này, hành vi từ bỏ cuộc sống cũng đã xem thường quy luật trò chơi cuộc đời; luật không đòi hỏi ta phải thắng bằng bất cứ giá nào, nhưng luật yêu cầu ta không bao giờ được từ bỏ trận đấu.

Nhưng chẳng phải chính cuộc đời cũng trở nên vô nghĩa khi đối diện với cái chết không thể tránh khỏi sẽ tìm đến từng người vào lúc cáo chung, bởi lẽ chẳng có gì tồn tại mãi mãi. Vậy “Nếu như ta bất tử thì sao?”. Thì ta có thể trì hoãn mọi thứ, đúng không. Bởi vì, không có kết thúc hiện ra lờ mờ trước mặt ta, chẳng có giới hạn cho những khả năng của chúng ta, ta sẽ không nhìn thấy lý do để làm một việc cụ thể nào đó ngay bây giờ hoặc cứ để đó tính sau – sẽ có thời gian, chúng ta có thời gian, một lượng thời gian vô hạn.

5986f5e1-a680-49e4-8124-48a899b92c50.jpeg

Ngược lại, chính cái thực tế rằng chúng ta là sinh vật hữu tử, rằng cuộc sống này hữu hạn, rằng thời gian của chúng ta bị hạn chế và khả năng của chúng ta bị giới hạn, chính thực tế này mang đến ý nghĩa khi ta làm việc gì đó, sử dụng thời gian của mình và bận rộn với nó. Cái chết thôi thúc ta phải làm như thế. Do đó, cái chết hình thành nền tảng khiến hành động tồn tại trở thành một trách nhiệm.

Nếu ta nhìn bản chất sự vật theo cách này thì sẽ thấy rằng một đời người kéo dài bao lâu là điều không quá quan trọng. Thời gian kéo dài không khiến cho cuộc đời tự động có ý nghĩa và sự ngắn ngủi lại giúp cho cuộc đời có ý nghĩa. Chúng ta cũng không đánh giá cuộc đời một con người qua số trang sách miêu tả về người đó mà qua mức độ phong phú trong nội dung bao hàm.

Cuộc sống là cơ hội cho một điều gì đó

Đừng quên rằng mỗi con người cá nhân đều không hoàn hảo và theo những cách riêng của mỗi người. Chính vì vậy, mỗi con người bất toàn một cách độc đáo, vô song. Như vậy, nếu diễn đạt theo hướng tích cực, người ấy đã trở thành độc nhất vô nhị, không thể bị bất kỳ ai thay thế, đại diện, hoán đổi.

Giờ đây, khi nhìn nhận theo hướng tích cực, ta có thể thấy rằng tính bất toàn của con người vô cùng ý nghĩa vì nó đại diện chotính cá nhân thuộc về con người nội tại cốt lõi của chúng ta. Tuy nhiên, dưới khía cạnh là một giá trị tích cực thì tính độc nhất này không thể tồn tại đơn lẻ. Tương tự như giá trị chức năng của tế bào đơn lẻ đối với toàn bộ cơ thể sinh vật, tính cá thể độc nhất của mỗi con người chỉ có giá trị thông qua mối quan hệ tương quan với một tổng thể bao quát – cụ thể ở đây là một cộng đồng.

Tính cá nhân chỉ có giá trị khi nó không tư lợi mà hướng về cộng đồng. Việc mỗi con người đều có vân tay hoàn toàn khác biệt chỉ quan trọng đối với các nhà tội phạm học trong việc nghiên cứu tội ác hoặc điều tra một vụ phạm tội; nhưng “tính cá nhân” về mặt sinh học này không tự động biến con người trở thành cá thể có giá trị cho xã hội.

1c6aed7e-8a57-47dd-865e-937354402d3f.jpeg

Khi cố gắng khái quát bản chất độc nhất của con người trên phương diện “cho đi” (tức là tính độc nhất hướng đến người khác và cộng đồng), ta lại được nhắc nhở về trách nhiệm khủng khiếp và vinh quang của con người bởi tính hệ trọng của cuộc đời họ. Bàn luận về “ý nghĩa” cuộc đời, ta có thể kết luận: cuộc sống có nghĩa là bị tra vấn, là trả lời; mỗi người phải có trách nhiệm với sự tồn tại của chính mình. Cuộc sống không còn hiện diện trước mặt ta như một thứ được trao tặng, mà là một nhiệm vụ được giao phó cho chúng ta trong từng khoảnh khắc. Do đó, nhiệm vụ càng khó khăn thì cuộc sống càng thêm ý nghĩa.

Vận động viên, người leo núi luôn tích cực tìm kiếm nhiệm vụ, thậm chí tự tạo ra khó khăn cho chính mình: người leo núi đó vui mừng biết bao khi nhận ra một khó khăn mới tiềm ẩn trong tảng đá, một “biến thể” thậm chí còn khó khăn hơn những nhiệm vụ trước đây của anh ta!

Tóm lại, nói về “giá trị” của cuộc sống, quan điểm thể hiện đúng ý ta muốn nói nhất có lẽ nằm trong những lời của Hebbel, nhà soạn kịch, nhà thơ người Đức, ông đã phát biểu rằng: “Cuộc sống không phải là một điều gì đó, cuộc sống là cơ hội cho một điều gì đó!”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
3 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Lẽ sống': Nhiệm vụ càng khó khăn thì cuộc sống càng thêm ý nghĩa