Theo các chuyên gia khoa học nhận định, ý tưởng làm mưa nhân tạo đã có cách đây nhiều năm nhưng đều không thực hiện thành công vì kinh phí quá đắt, quá tốn kém trong khi điều kiện của Việt Nam chưa cho phép. Vì vậy, dự án “lên trời gọi mưa” là hoàn toàn không khả thi.

‘Lên trời gọi mưa’ : phiêu lưu, bất khả thi

Thu Anh | 21/09/2016, 12:05

Theo các chuyên gia khoa học nhận định, ý tưởng làm mưa nhân tạo đã có cách đây nhiều năm nhưng đều không thực hiện thành công vì kinh phí quá đắt, quá tốn kém trong khi điều kiện của Việt Nam chưa cho phép. Vì vậy, dự án “lên trời gọi mưa” là hoàn toàn không khả thi.

Thời gian gần đây, dự án “Lên trời gọi mưa” của ông Phan Đình Phương, Giám đốc Công ty Công nghệ An Sinh Xanh (TP.Đà Nẵng) đang nhận được những ý kiến trái chiều dù trước đó vào ngày 9.9, tác giả dự án đãgửi lên Văn phòng Chính phủ (VPCP) đề án này.

Theo đó, ông Phương cũng đề xuất 5.000 tỉ - kinh phí ban đầu để ông có thể tiến hành thử nghiệm, chứng minh sự thành công của dự án.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, GS.TS Phan Văn Tân – Chủ nhiệm bộ môn Khí tượng, khoa Khí tượng thủy văn và Hải dương học (Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội) khẳng định: “Ai cũng mong muốn mình có thể làm chủ được thiên nhiên, nhưng hiểu biết của con người thì có hạn. Dù ý ưởng làm mưa nhân tạo đã có cách đây nhiều năm nhưng không thành công vì kinh phí đầu tư cho dự án quá đắt, quá tốn kém trong khi điều kiện của Việt Nam chưa cho phép. Vì vậy, tôi cho rằng đây là dự án không khả thi”.

Phân tích thêm, GS Tân cho biết đứng trên góc độ chuyên môn của một người làm khí tượng, để tạo thành mưa, bắt buộc phải có mây; muốn có mây, cần phải có hơi nước. Tuy nhiên, nếu muốn có những điều kiện trên thì cần xem xét kỹcác điều kiện trong khí quyển, các khối không khí có đủ hay không.

Ông Phan Đình Phương, tác giả dự án "Lên trời gọi mưa" (Ảnh: Zing.vn)

TS Nguyễn Văn Lạng – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ cho rằng: “Trên lýthuyết có thể tạo được mưa nhân tạo nhưng để làm được điều này, các nhà khoa học phải khảo sát lượng không khí trong bầu trời, độ ẩm có đáp ứng yêu cầu hay không. Đồng thời, các yếu tố khác như gió, bức xạ mặt trời… cũngcần được khảo sát hợp lý. Nếu không đánh giá kỹthì không ai có thể đảm bảo được điều đó có khả thi hay không”.

Cũng theo TS Lạng, trên thế giới đã có những nước làm và làm một vài lần nhưng chỉ làm trong trường hợp đặc biệt như mưa đểchữa cháy tại đám cháy quá lớn mà con ngườikhông xử lýđược, hoặc giữ cho trời khô ráotrong những cuộc duyệt binh, diễu hành, ví dụ trênquảng trường Đỏ (Nga). Ở Việt Nam cũng có thể làm thí nghiệm nhưng giá thành để làm được một trận mưa nhân tạo là rất cao.

Theo GS Phan Văn Tân, nguyên tắc để làm được mưa nhân tạo chính là việc con người bắn lên bầu trời chất Nitrat bạc để tạo hạt nhân liên kết. Từ hạt nhân liên kết đó sẽ tạo nên các đám mây và mây có khả năng hình thành mưa nhưng chưa chắc đã tạo ra mưa. Bởi quá trình tạo mưa rất phức tạp, nó là sự kết hợp các giọt nước đủ nặng để khi rơi xuống mới có thể tạo thành mưa.

Cả GS Tân và TS Lạng đều cùng quan điểm khi cho rằngbất kỳphát minh nào cũng có haimặt. Không phải tất cả những hạt nhân phóng lên bầu trời đều có thể tạo ra mưa mà có thể bay lên không khí, gặp điều kiện thời tiết bất lợi thì hoàn toàn có thể gây ra ô nhiễm. Thậm chí khi mưa xuống một vùng nào đó thì cũng ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe của người dân;môi trường, đất đai, không khí đều có thể bị ô nhiễm.

Nhận định về khả năng thành công của dự án “Lên trời gọi mưa”, GS Tân nhấn mạnh: “Khả năng thành công của dự án là rất nhỏ. Trong khi dự án này chưa có sự khảo sát mà đã đưa ra đề xuất thì tôi thấy không ổn một chút nào. Tôi không hề ủng hộ quan điểm rằng cứ xin đề xuất rồi mới tiến hành thử nghiệmvà tôi bác bỏ dự án này, 100% bác bỏ”.

Trước đó, các chuyên gia khoa học khác như TS Ngô Quang Toàn (Viện phó Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ biển thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) nhận định trên tờ Zing.vn vàTS Châu Ngọc Điệp (Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam) nhận định trên tờ Người đưa tin, đều cho rằng đây là dự án “quá phiêu lưu và mạo hiểm".

Thu Anh
Bài liên quan
Nỗ lực tạo mưa nhân tạo
Cơn mưa lớn bất thường ngày 16.4 khiến thành phố Dubai chìm trong nước làm dấy lên nghi vấn liệu thảm họa mới nhất có phải do chương trình tạo mưa nhân tạo của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) gây ra hay không?

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Lên trời gọi mưa’ : phiêu lưu, bất khả thi